Trả lời chất vấn về giải pháp phát triển mạng xã hội Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói, doanh nghiệp trong nước cho biết chỉ cần được đối xử "giống nhau", tránh bảo hộ ngược doanh nghiệp ngoại.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ TT&TT, Đại đại Tô Thị Bích Châu (Hồ Chí Minh) và Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) đặt vấn đề phát triển mạng xã hội trong nước, làm thế nào để mạng xã hội trong nước đủ sức cạnh tranh và nâng thị phần trong nước so với các mạng xã hội nước ngoài.
“Mạng xã hội không chỉ là vấn đề tư tưởng, đời sống, tâm lý, đạo đức, văn hoá mà nó còn là kinh tế và an ninh chính trị. Đồng ý mời gọi doanh nghiệp nước ngoài nhưng đặc biệt phải quan tâm mạng xã hội của ta”, Đại biểu Hoa tranh luận.
Đồng thời, Đại biểu băn khoăn về cơ chế quản lý mạng xã hội phải chăng chưa rõ nên có tình trạng mạng xã hội dẫn dắt dư luận.
Trả lời Đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ câu chuyện khi cơ quan quản lý Nhà nước hỏi doanh nghiệp trong nước có muốn hỗ trợ gì không, có cần đầu tư tiền để xây dựng được mạng xã hội trong nước, nhưng họ nói không cần, chỉ mong doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt được “giống nhau”, tức là tránh chuyện bảo hộ ngược doanh nghiệp nước ngoài vào đây làm ăn.
Thừa nhận đây là trách nhiệm của Bộ Thông tin tTruyền thông, Bộ trưởng Hùng cam kết sẽ làm tốt việc này nhằm phát triển mạnh mẽ, thậm chí có những mạng xã hội mới.
Có thể bạn quan tâm
11:19, 08/11/2019
10:34, 08/11/2019
09:53, 08/11/2019
08:54, 08/11/2019
08:36, 08/11/2019
07:30, 08/11/2019
Không thay thế mà phát triển song song
Trả lời câu hỏi liệu có mục tiêu phát triển mạng xã hội Việt Nam để thay thế mạng xã hội nước ngoài? Bộ trưởng Bộ TT&TT khẳng định, mạng xã hội nước ngoài có chức năng riêng, có không gian riêng, khách hàng riêng, đất nước mở chúng ta phải mời gọi mọi người vào đây làm ăn.
“Thậm chí Thủ tướng Chính phủ còn đi động viên gọi đầu tư nước ngoài đầu tư. Chúng ta chỉ có mỗi một điều kiện là ai vào đây làm ăn cũng phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Vào đây làm ăn thịnh vượng nhưng phải làm cho Việt Nam thịnh vượng. Không thể vào đây mà thịnh vượng nhưng lại làm cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam lụi bại”, Bộ trưởng cho biết, đồng thời khẳng định mạng xã hội Việt Nam song song tồn tại với điều kiện nước ngoài ngoài tuân thủ luật pháp Việt Nam như các mạng xã hội Việt Nam.
Trước đó, Bộ trưởng TTTT cũng cho biết các mạng xã hội của Việt Nam có 65 triệu tài khoản. Trong đó có 2 mạng xã hội lớn và 8 mạng xã hội nhỏ. Nếu tiếp tục đẩy mạnh cộng với sự hỗ trợ của người dân ưu tiên dùng hàng Việt Nam thì đến năm 2020, chúng ta có thể đạt mục tiêu 90 triệu tài khoản, tương đương với các mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Google, Intagram.