Hiện Luật đưa ra quá nhiều điều kiện cho việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, gây khó khăn huy động vốn trong khi điều cần hiện nay là công khai minh bạch thông tin.
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP: 6 giải pháp thúc đẩy thị trường
Đó là chia sẻ của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI về việc sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP, tại Diễn đàn “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, bền vững” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.
Cụ thể, theo Luật sư Trương Thanh Đức, cần hài hòa khi sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP (Nghị định 153), làm sao siết chặt quản lý nhưng không được kìm hãm thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Luật sư Trương Thanh Đức cho biết, cho tới thời điểm này, chính xác là từ năm 2020, cơ sở pháp lý cho trái phiếu doanh nghiệp đã khá đầy đủ, thậm chí là khá chặt chẽ với nhiều giới hạn.
Thay vào đó, theo Luật sư Trương Thanh Đức, chúng ta cần tập trung vào 2 vấn đề chính:
Thứ nhất, thúc ép xếp hạng tín nhiệm. Trước mắt chúng ta quy định theo cách đánh đổi nếu như anh có kết quả xếp hạng tín nhiệm sẽ không cần thêm điều kiện, hoặc có thêm 1-2 điều kiện. Bởi xếp hạng tín nhiệm đã bao trùm nhiều điều kiện về kiểm toán. Nếu không chấp nhận xếp hạng tín nhiệm, thì doanh nghiệp phải đánh đổi bằng việc đáp ứng hàng chục điều kiện, chứ không thể cào bằng, đúng vị trí, vị thế, chỗ đứng của nó.
Thứ hai, nhiều người nói rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp gây ra rủi ro, cần phải thắt chặt hơn. “Quan điểm của tôi là, hoàn thiện hệ thống pháp lý không có nghĩa là thắt chặt hơn, mà cần đảm bảo thông tin đến được thị trường một cách công khai, minh bạch, chính xác”, ông Đức cho biết.
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP: Hiều đúng về dòng vốn từ trái phiếu
Theo ông Trương Thanh Đức, doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu nhưng phải công khai thông tin này cho nhà đầu tư. "Doanh nghiệp cũng có thể phát hành trái phiếu khi doanh nghiệp thua lỗ, nhưng phải thông báo cho nhà đầu tư đang lỗ bao nhiêu? Hay có thể phát hành trái phiếu để đảo nợ, miễn là công khai minh bạch", ông Đức nhấn mạnh.
“Mấu chốt thông tin được rõ ràng, minh bạch mọi điều đều được chấp nhận khi công khai. Nếu áp dụng cả quy định cũ và mới, thì đa số các doanh nghiệp sẽ không thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp", ông Trương Thanh Đức cho biết.
Về cách thức công khai thông tin, theo ông Trương Thanh Đức, đầu tiên phải đi từ website của công ty công khai thông tin, cùng với đó là công bố trên một số phương tiện thông tin đại chúng để chịu sự giám sát của nhà đầu tư, đại chúng.
“Yếu kém nhất của hệ thống chúng ta là đã không công khai minh bạch, lại không giám sát, kiểm tra kịp thời nên làm cho mọi người mất lòng tin. Do đó, chúng ta phải củng cố những cái đang có, không tăng thêm điều kiện, không có gì giám sát tốt bằng thị trường, nhà nước chỉ là một phần trong giám sát”, ông Trương Thanh Đức cho biết.
Bên cạnh đó, ông Đức khuyến nghị thêm: “Nếu sửa quy định pháp luật thì phải sửa cả cơ chế xử phạt, tăng mức độ xử phạt, không giới hạn phạt hành chính, vì nếu giới hạn thì phải xử lý hình sự, mà điều này không tốt khi xử lý các vấn đề kinh tế, bất đắc dĩ mới xử lý hình sự”.
Có thể bạn quan tâm
16:46, 19/05/2022
16:18, 19/05/2022
16:09, 19/05/2022