Ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên Thường trực Uỷ Ban kinh tế của Quốc hội, đã đặt vấn đề ứng xử với thị trường trái phiếu doanh nghiệp và giải pháp pháp lý để thị trường này phát triển hiệu quả, bền vững.
>>[TRỰC TIẾP] Diễn đàn “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, bền vững”
Tại Diễn đàn “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, bền vững" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều ngày 19/5, ông Phan Đức Hiếu cho rằng để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) hiệu quả và bền vững, việc hoàn thiện khung pháp luật sắp tới có 2 vấn đề.
Thứ nhất, thị trường vốn là kênh có sự chia sẻ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp, chứ không thể có an toàn tuyệt đối. Thủ tướng Chính phủ đã nói rất nhiều lần, đó là khó khăn thì phải san sẻ, lợi ích cùng hưởng.
Thứ hai, trong biện pháp can thiệp thị trường TPDN, việc giám sát để bảo đảm tuân thủ pháp luật là điều phải làm. Nhưng nếu đặt thêm các chính sách, biện pháp can thiện thì cũng phải tính đến việc "đôi khi thị trường bị vỡ do sự can thiệp", cho nên cần hết sức cân nhắc.
Được biết ở thời điểm hiện tại, theo thống kê của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, khi phát hành trái phiếu ở thị trường sơ cấp thì số nhà đầu tư là cá nhân tham gia chỉ có 8,6%, sau đó tất cả các trái phiếu ở thị trường sơ cấp lại được bán cho các đầu tư cá nhân ở thị trường thứ cấp. Do đó việc can thiệp, nên tập trung nhiều ở thị trường thứ cấp, ở đó chủ yếu là các nhà đầu chuyên nghiệp.
Về quy định của pháp luật về nhà đầu tư chuyên nghiệp, theo ông Hiếu, Điều 11 của Luật Chứng khoán, có 2 điểm bất cập.
Thứ nhất, các điều kiện để một cá nhân trở thành nhà đầu tư chứng khoán rất dễ để đạt được về mặt luật pháp nhưng có thể không làm thay đổi bản chất của nhà đầu tư đó. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phải là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán. Điển hình như quy định: Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 02 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán tại thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Vậy sau thời điểm đó thì như thế nào? Ông Phan Đức Hiếu nêu vấn đề và dẫn chứng luật pháp nước ngoài: Theo Luật Chứng khoán của Mỹ năm 1933, sửa đổi năm 2010, nhà đầu tư đã được chỉ định thì phải có tài sản là 200.000 USD. Và trong 2 năm liên tiếp phải luôn phải duy trì, chứ không chỉ tại thời điểm đó. Năm 2020, Mỹ lại sửa đổi thêm lần nữa, bổ sung thêm quy định mới về năng lực chuyên môn… Khi đó, nhà đầu tư đáp ứng được điều kiện mới được công nhận là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Thứ hai, Luật Chứng khoán giao cho chính công ty chứng khoán là những người bán hàng. Có nghĩa là họ mua ở thị trường sơ cấp, rồi bán cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Quy định như thế sẽ có xung đột, vì nếu họ muốn bán hàng, họ sẽ tìm mọi cách để xác nhận người mua đủ tư cách nhà đầu tư chuyên nghiệp.
>> PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP: Cần giải pháp đúng và trúng
Từ những lập luận nêu trên, ông Hiếu đề nghị Chính phủ cho xem xét, rà soát Điều 11 của Luật Chứng khoán và Nghị định 155/2020 liên quan điều kiện của nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nếu như nâng được chất lượng thực sự của nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp sẽ có một lợi ích rất dài hạn. Đây là công cụ thị trường để tự họ sàng lọc mà không cần can thiệp về mặt chính sách.
Về dài hạn, ông Hiếu cho rằng cần nâng cao chất lượng của doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Do vậy, không có gì khác ngoài việc nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp.
Ông Hiếu cho biết, Nghị quyết 02 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh được cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao, có bộ chỉ số bảo vệ nhà đầu tư, chính là chỉ số nâng cấp chất lượng quản trị doanh nghiệp. Do đó, cần thực thi mạnh mẽ Nghị quyết 02 của Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm
15:49, 19/05/2022
15:21, 19/05/2022
14:13, 19/05/2022
14:00, 19/05/2022