Philippines nói gì khi nước Anh điều tàu chiến tới Biển Đông?

LAM SONG 08/06/2021 05:00

Việc Anh điều tàu chiến tới Biển Đông đã thể hiện cam kết đồng hành cùng với Mỹ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Tàu HMS Queen Elizabeth. Ảnh: Wikipedia

Tàu HMS Queen Elizabeth. Ảnh: Wikipedia

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hoan nghênh nhóm tấn công tàu sân bay Anh đến khu vực Biển Đông thực hiện nhiệm vụ, thúc đẩy tự do hàng hải.

Theo kế hoạch, nhóm tàu Anh dự kiến sẽ có chuyến thăm cảng tại Manila và sẽ đến thăm nhiều địa điểm trên toàn hành trình dài 7 tháng.

Dẫn đầu nhóm tàu là tàu sân bay HMS Queen Elizabeth nặng 60.000 tấn. Trước khi qua Biển Đông, tàu sẽ thực hiện các nhiệm vụ ở Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương.

Theo các nhà phân tích, việc Anh triển khai nhóm tàu thể hiện cam kết cùng với Mỹ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh có các hành động hung hăng nhằm khẳng định yêu sách trái phép trên Biển Đông.

Trước đó, chiều 27/5 (giờ Việt Nam), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lên thăm tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth đang tham gia cuộc tập trận Steadfast Defender 2021 của khối này. 

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth có ý nghĩa quan trọng với nước Anh. Từ năm 2019, khi HMS Queen Elizabeth vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện, London đã tiết lộ sẽ chọn Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng làm điểm đến đầu tiên cho “biểu tượng” sức mạnh này.

Đến cuối năm ngoái và đầu năm nay, Anh tiếp tục nhắc lại kế hoạch vừa nêu, với mục tiêu rất rõ ràng là để phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và các khu vực lân cận.

Tối 31/1/2021, tờ Hoàn Cầu thời báo đăng bài bình luận chỉ trích việc Anh dự kiến triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay đến Biển Đông và muốn tham gia “tứ giác an ninh” (Mỹ - Nhật Bản - Úc - Ấn Độ).

Và, để phản đối Bắc Kinh về Biển Đông, London không chỉ tiến hành các hoạt động quân sự mà còn có biện pháp ngoại giao. Đầu tháng 9.2020, Bộ Ngoại giao Anh công bố lập trường về các vấn đề pháp lý tại Biển Đông và đặc biệt nhấn mạnh đến việc tuân thủ Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) và phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016. Cũng trong tháng 9/2020, Anh cùng Pháp và Đức gửi công hàm lên LHQ phản đối những yêu sách quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Nữ hoàng Anh Elizabeth II gặp gỡ các quân nhân trong chuyến thăm tàu sân bay HMS Queen Elizabeth ở Portsmouth, miền nam nước Anh vào ngày 22 tháng 5 năm 2021, trước khi triển khai hoạt động đầu tiên đến Biển Philippines.

Nữ hoàng Anh Elizabeth II gặp gỡ các quân nhân trong chuyến thăm tàu sân bay HMS Queen Elizabeth ở Portsmouth, miền nam nước Anh vào ngày 22 tháng 5 năm 2021, trước khi triển khai hoạt động đầu tiên đến Biển Philippines.

Trước đó, ngày 22/5, Nữ hoàng Anh Elizabeth II cũng đã lên thăm chiếc tàu sân bay mang tên bà. Nữ hoàng đã dành thời gian trên tàu để gặp gỡ các thành viên thủy thủ đoàn và chúc họ may mắn có được trải nghiệm cuộc đời khó quên khi trở thành một phần của lịch sử hải quân.

HMS Queen Elizabeth là một trong hai tàu sân bay thuộc lớp Queen Elizabeth được nước Anh chế tạo và đưa vào biên chế từ năm 2014. Tàu có chiều dài 280m; sườn ngang rộng nhất là 73m; mớn nước 11m. Trọng tải tối đa tàu này lên tới 65.000 tấn.

Tàu cần tới 2 động cơ tuabin khí Rolls-Royce MT-30 và 4 động cơ diesel để hoạt động. Vận tốc tàu có thể đạt 59 km/h với tầm hoạt động lên tới 19.000km.

Do tác chiến trên biển, nên HMS Queen Elizabeth được trang bị nhiều loại radar tầm xa có thể phát hiện các mục tiêu trên biển, trên không hoặc dưới mặt biển. Chẳng hạn, loại radar S1850M được trang bị trên tàu có thể theo dõi được 1.000 mục tiêu đối phương ở khoảng cách 400km, cũng như phát hiện các mục tiêu sử dụng công nghệ tàng hình tiên tiến. 

Ngoài ra, HMS Queen Elizabeth được lắp đặt radar giám sát không phận Type-997 Artisan có khả năng theo dõi đến 900 mục tiêu ở khoảng cách 200 km.

Hệ thống vũ khí phòng thủ được lắp đặt trên HMS Queen Elizabeth khá đa dạng, với nhiều loại vũ khí như hệ thống Phalanx CIWS bao gồm pháo sáu nòng M61A1 Vulcan cùng radar điều khiển hỏa lực, pháo DS30M Mk2 cỡ đạn 30mm và súng máy nhiều nòng M134 Minigun.

Tuy nhiên điều làm nên sức mạnh của HMS Queen Elizabeth lại nằm ở số lượng máy bay tàu này có thể mang theo, khi khoang thân trong của tàu có thể chứa từ 24-36 tiêm kích F-35 và 14 trực thăng các loại.

Radar S1850M lắp trên HMS Queen Elizabeth. Ảnh: Navyrecognition

Radar S1850M lắp trên HMS Queen Elizabeth. Ảnh: Navyrecognition

HMS Queen Elizabeth sẽ dẫn đầu hạm đội cùng với hai tàu khu trục, hai khinh hạm, một tàu ngầm và hai tàu hỗ trợ trong hành trình dài 26.000 hải lý trong 28 tuần. 

Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết việc triển khai này sẽ giúp thể hiện quyền lực mềm của Anh cũng như niềm tin vào dân chủ và pháp quyền.

"Nhóm tấn công tàu sân bay của Vương quốc Anh ra khơi để ghi tên nước Anh vào chương tiếp theo của lịch sử - một nước Anh toàn cầu thực sự luôn tiến bước để giải quyết những thách thức của ngày mai, hợp tác chung tay với bạn bè của chúng ta để bảo vệ các giá trị chung của chúng ta" - Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết trong một tuyên bố.

Theo đó, hải đội sẽ tham gia một cuộc tập trận với các đồng minh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương trong những ngày tới trước khi tiến vào Địa Trung Hải, cuối cùng giúp đỡ các hoạt động an ninh hàng hải của NATO ở Biển Đen.

Cùng với đó, nhóm cũng sẽ thực hiện các hoạt động hai tàu sân bay với tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp tại Med. "Khi Nhóm tấn công tàu sân bay tiến ra biển, một giai đoạn mới sẽ mở ra trong thời kỳ phục hưng hàng hải của Anh", Commodore Steve Moorhouse, chỉ huy nhóm tấn công cho biết.

"Các cuộc tập trận kéo dài một năm và hơn một thập kỷ chuẩn bị đã kết thúc. HMS Queen Elizabeth, các tàu hộ tống và máy bay của nó, giờ đây sẽ bắt đầu đợt triển khai thời bình quan trọng nhất trong một thế hệ", Moorhouse nói thêm. 

Có thể bạn quan tâm

  • Nếu mất Biển Đông là có tội với dân, với nước

    05:00, 07/06/2021

  • Trung Quốc toan tính gì khi đặt giàn khoan khai thác khổng lồ ở Biển Đông?

    05:00, 04/06/2021

  • Thấy gì từ việc Philippines gửi 100 công hàm phản đối hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông?

    05:00, 02/06/2021

  • Nước Anh làm gì để phản ứng hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông?

    05:05, 28/05/2021

  • Biến Biển Đông thành “ao nhà”: Trung Quốc đang tự hủy lợi ích của đất nước mình!

    05:00, 25/05/2021

  • Nguy cơ “chiến tranh nóng” trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc

    05:30, 18/05/2021

  • Trung Quốc tiếp tục công khai mưu đồ bá chủ Biển Đông

    05:00, 04/05/2021

  • Tháng 5 thị trường sẽ biến động do tâm lý “Sell in May”?

    02:45, 02/05/2021

  • Trung Quốc lại tập trận ở Biển Đông

    11:00, 26/04/2021

  • EU bất ngờ cảnh báo Trung Quốc về vấn đề biển Đông

    05:08, 26/04/2021

  • Biến đồng hoang thành trang trại, lãi gần nửa tỷ đồng mỗi năm

    04:05, 24/04/2021

  • Philippines sẽ điều "tàu vỏ xám" đối phó Trung Quốc trên Biển Đông

    05:04, 21/04/2021

  • Bức ảnh hạm trưởng và vai trò của Mỹ ở Biển Đông

    05:26, 20/04/2021

  • UNCLOS sẽ “sụp đổ” nếu Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà”

    05:00, 16/04/2021

  • Đang có quan hệ hữu hảo, vì sao Nhật Bản vẫn “nắn gân” Trung Quốc ở Biển Đông?

    04:50, 15/04/2021

  • Mỹ tiếp tục phản đối Trung Quốc đe dọa các nước ở Biển Đông

    14:40, 07/04/2021

  • Mỹ và các đồng minh "hợp lực" ngăn Trung Quốc thống trị Biển Đông

    11:00, 07/04/2021

  • Trung Quốc đang tổng lực chiếm Biển Đông!

    06:15, 07/04/2021

  • Trung Quốc tiếp tục “khiêu khích” ở Biển Đông

    04:00, 01/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Philippines nói gì khi nước Anh điều tàu chiến tới Biển Đông?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO