Đà Nẵng vừa diễn ra Hội thảo giao lưu văn hóa – kinh tế - du lịch Việt Nam – Nhật Bản trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của đoàn doanh nhân, nghị sĩ Nhật Bản.
Tại Hội thảo có sự tham gia của Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Vương Đình Huệ và ông Nikai Toshihiro, Tổng thư ký Đảng Dân chủ tự do – Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật Việt.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết trong chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2015 đã quyết định 3 trụ cột chính trong hợp tác giữa 2 nước là: Chiến lược phát triển, nâng cao năng lực sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực.
“Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong những năm qua chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu nhưng trên thực tế vẫn chưa phát huy tốt việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Vì thế chúng ta cần thúc đẩy mạn hơn nữa trong việc đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội giữa hai quốc gia.” Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết.
Cũng theo Phó Thủ tướng, trong những năm qua mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến đổi bất ổn xong Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Lạm phát được duy trì ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế đang ở mức cao (gấp 2,5 lần), khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hơn 18 triệu người (cao nhất từ trước tới nay). Đây là năm thứ 2 Việt Nam được chọn là điểm đến hàng đầu Châu Á. Và hiện nay Việt Nam đang nằm trong top 12 quốc gia thu hút vốn đầu tư nhiều nhất.
Phó Thủ tướng thông tin thêm rằng với sự quan tâm của Chính phủ, Việt Nam hiện nay đã tăng 10 bậc trong nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các quốc ga và mục tiêu sang năm kế tiếp sẽ tăng thêm 10 bậc nữa. Trong thời gian tới đất nước sẽ lấy hội nhập kinh tế quốc tế làm mục tiêu trong tâm để phát triển.
Bên cạnh đó Chính phủ cũng sẽ trình Quốc hội sửa đổi luật đầu tư, định hướng thể chế nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài, xác định đầu tư nước ngoài là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các nước trong khu vực.
Ở khía cạnh du lịch, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng mục tiêu trong năm sắp đến ngành du lịch sẽ đón 20,5 triệu lượt khách quốc tế đến với Việt Nam. Tiếp tục nâng cao thị trường, kết cấu ngành du lịch, gìn giữ bản sắc văn hóa,... Bên cạnh đó Phó Thủ tướng hi vọng rằng các nhà đầu tư du lịch Nhật Bản hãy chú trọng vào du lịch Việt Nam.
Thông qua Hội thảo Phó Thủ tướng cũng ra lời kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản, kể cả là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hãy là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam.
“Chính phủ mong muốn Nhật Bản phải là nhà đầu tư tốt nhất tại Việt Nam” Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Hội thảo cũng là nơi để 2 nước nâng cao quy mô và chất lượng du lịch. Hiện nay với con số hơn 1 triệu khách du lịch Nhật Bản đến với Việt Nam vẫn là con số hạn chế (chỉ bằng 1/5 Hàn Quốc) cho nên sự hợp tác giao lưu giữa các địa phương của 2 nước là cực kì cần thiết.
Bên cạnh đó ông Vương Đình Huệ cũng nhắc đến việc hợp tác lao động giữa 2 nước, bên cạnh việc nâng cao chất lượng thực tập sinh thì cũng cần phải thúc đẩy quan hệ lao động thực chất, mong Nhật Bản mở cửa hơn đối với lao động Việt Nam.
Đồng tính với các ý kiến của Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ, Ông Nikai Toshihiro – Tổng thư ký Đàng Dân chủ tự do cũng cho rằng lượng khách du lịch giữa 2 nước đang có chiều hướng tăng lên, đó là một dấu hiệu đáng mừng.
“Việc hỗ trợ và kết nối đối với Việt Nam trong thời gian tới là hết sức quan trong bởi vì Việt Nam và Nhật Bản đã là đối tác chiến lược của nhau ở nhiều lĩnh vực. Đoàn chúng tôi hiện nay có quy mô 1000 người ở đây sẽ khẳng định lại rằng Nhật Bản đang rất nổ lực trong việc kết nối tình hữu nghị giữa 2 quốc gia không chỉ cho hiện tại mà còn cho các thế hệ mai sau” Ông Nikai Toshihiro nói.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của đoàn Nhật Bản, lễ ra mắt 5 đường bay mới từ Việt Nam sang Nhật Bản cũng đã được diễn ra. Đây được coi là một hoạt động hữu ích trong việc thúc đẩy sự phát triển du lịch qua lại giữa 2 quốc gia, nhằm gia tăng lượt hành khách Nhật Bản đến với Việt Nam nhiều hơn trong thời gian tới và ngược lại.