Phụ thuộc thị trường Trung Quốc, sản phẩm dừa “gặp khó”

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc ngừng thu mua hoặc thu mua ít, khiến dừa khô tồn đọng nhiều, trong khi doanh nghiệp gặp nhiều áp lực.

>>>Mỹ “nới tay” thương mại với Trung Quốc

Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bến Tre Nguyễn Văn Bé Sáu, thời gian qua, giá dừa trên địa bàn tỉnh giảm sâu và việc xuất khẩu dừa xiêm (dừa uống nước) cũng gặp khó khăn do các rào cản.

Deaaf

Phía Trung Quốc ngưng mua khiến giá bán dừa khô từ mức 6.500 đồng/trái giảm chỉ còn khoảng 2.000 đồng/trái.

Cụ thể, nếu như trước đây giá bán dừa khô từ mức 6.500 đồng/trái, nay phía Trung Quốc ngưng mua nên giá giảm chỉ còn khoảng 2.000 đồng/trái. Giá dừa giảm mạnh, kéo dài và hiện ở mức thấp nên thu nhập người dân trồng dừa bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, các cơ sở cũng ngừng thu mua hoặc thu mua ít, đã làm cho dừa khô tồn đọng nhiều trong dân và có nguy cơ bị hư hỏng.

Nguyên nhân giá dừa xuống thấp chủ yếu do ảnh hưởng sự cạnh tranh về giá giữa các nước xuất khẩu dừa trên thế giới. Giá bán trái dừa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá cơm dừa, vỏ dừa, nước dừa,... mà hiện tại các sản phẩm phụ phẩm này giá giảm mạnh và gần như không xuất khẩu được do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc đang thực hiện chính sách "Zero COVID", hạn chế nhập khẩu, kể cả tiểu ngạch.

>>>Làn sóng “rời Trung Quốc đến Việt Nam” chưa dừng lại

Thêm vào đó, sản lượng dừa của Việt Nam và các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia... trúng mùa do đó cung vượt cầu, giá dừa các nước cũng giảm. Sản phẩm cơm dừa nạo sấy của Bến Tre có giá xuất khẩu cao hơn các nước sản xuất cùng mặt hàng này, vì vậy lượng cơm dừa nạo sấy hiện còn tồn ở các doanh nghiệp rất nhiều. Một số doanh nghiệp tạm ngưng sản xuất.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sản phẩm dừa, đặc biệt là dừa trái lớn của Bến Tre, hiện đang siết chặt việc nhập khẩu các loại nông sản nên lượng dừa khô xuất khẩu sang thị trường này giảm gần 80%, còn sản phẩm chỉ xơ dừa hầu như không xuất khẩu được.

Trong khi đó, các nước như Mỹ, châu Âu đang kiểm soát lạm phát, khống chế tăng giá. Do đó, các nhà nhập khẩu dừa tiềm năng này của Bến Tre cũng sẽ tìm mua sản phẩm với giá thấp. Trong khi giá các loại bao bì, xăng dầu, chi phí vận chuyển... đều tăng từ 20-30% so với trước đây, trong khi giá bán không tăng được thì bắt buộc doanh nghiệp phải hạ giá thu mua.

Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Mekong Bùi Dương Thuật cho hay, đối với trái dừa tươi, xuất khẩu bị giảm do cước vận chuyển cao gấp từ 3-6 lần so với trước đây. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu dừa tươi phải cạnh tranh với các thương lái thu gom tiêu thụ ở thị trường trong nước... Các nguyên nhân này đã làm giá bán trái dừa tươi của người nông dân trên địa bàn tỉnh giảm từ 25-35% so với cùng kỳ năm trước, tương đương giảm 20.000 - 30.000 đồng/chục.

Trước tình hình đó, để giải quyết khó khăn cho ngành dừa, giúp nông dân tỉnh Bến Tre ổn định cuộc sống trong bối cảnh giá xăng dầu, phân bón... tăng cao, UBND tỉnh Bến Tre đã có Công văn 417 ngày 4/7/2022, kiến nghị Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương hỗ trợ tỉnh Bến Tre xúc tiến thương mại, kết nối với các thị trường xuất khẩu như: Mỹ, Trung Quốc, Trung Đông, châu Phi, EU...

Tỉnh Bến Tre cũng kiến nghị hỗ trợ các doanh nghiệp Bến Tre đưa sản phẩm dừa tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử, các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới

Tỉnh Bến Tre cũng kiến nghị hỗ trợ các doanh nghiệp Bến Tre đưa sản phẩm dừa tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Đồng thời đề nghị các Tham tán thương mại tại các nước hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh tìm kiếm và kết nối với các nhà nhập khẩu nước ngoài, nhất là các nước trong Hiệp định thương mại tự do.

Tỉnh Bến Tre cũng kiến nghị hỗ trợ các doanh nghiệp Bến Tre đưa sản phẩm dừa tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử, các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đặc biệt, tiếp tục thực hiện việc đàm phán với cơ quan thương mại Trung Quốc để đưa các sản phẩm chủ lực của tỉnh Bến Tre; trong đó, có mặt hàng dừa trái vào danh mục được phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh đó, thúc đẩy nhanh quá trình đàm phán với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sớm cho phép trái dừa tươi Việt Nam được vào danh sách được xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phụ thuộc thị trường Trung Quốc, sản phẩm dừa “gặp khó” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713925380 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713925380 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10