>>>Có gì trong trung tâm tài chính 4.0 đầu tiên ở Hà Nội?

TP.HCM phát triển trung tâm tài chính quốc tế với 3 giai đoạn.

TP.HCM phát triển trung tâm tài chính quốc tế với 3 giai đoạn

Phát biểu về định hướng xây dựng TP.HCM thành Trung tâm tài chính quốc tế, bà Phan Thị Thắng – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, với xu hướng tài chính toàn cầu ngày một thay đổi nhanh chóng bởi việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ tài chính mang tính đột phá đang định hình lại sự phát triển và tương lai của ngành dịch vụ tài chính và thách thức cho các Trung tâm tài chính hiện hữu, đồng thời, là cơ hội cho các trung tâm non trẻ mới ra đời.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, mặc dù sự tiến bộ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, công nghệ số, khái niệm, phạm vi địa lý của Trung tâm tài chính có thể không còn được nhấn mạnh, nhưng biểu tượng Trung tâm tài chính theo địa giới vẫn mang nhiều ý nghĩa quan trọng.

“Vì vậy, việc lựa chọn, xác định địa điểm xây dựng và hình thành Trung tâm tài chính của Việt Nam là điều kiện cần thiết để từ đó có thể xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù có tính đột phá để có thể cạnh tranh trong khu vực và quốc tế”, bà Thắng chia sẻ.

Với lợi thế vị trí địa lý thuận lợi, TP.HCM nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, là trung tâm của khu vực Đông Nam Á và múi giờ khác biệt với 21 Trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu. Điều này cho phép TP.HCM tham gia vào chương trình khép kín các giao dịch tài sản toàn cầu suốt 24/24 giờ. Đây là lợi thế riêng có và đặc biệt trong việc thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong thời gian nghỉ giao dịch từ các trung tâm này.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định, trong bối cảnh Việt Nam phải nhanh chóng bứt phá, rút ngắn khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới, đặt tầm nhìn phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành một nước phát triển có thu nhập cao.

>>>Chuyên gia nói gì về mô hình Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM?

“Cùng với chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030, xác định phương hướng nhiệm vụ thúc đẩy TP.HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế. Với lợi thế đặc biệt cũng như tiềm năng rất lớn, TP.HCM là thành phố duy nhất ở Việt Nam được đánh giá xếp hạng điểm số đánh giá là 561 so với các Trung tâm tài chính quốc tế theo chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu. Vì vậy, việc xác định địa điểm là lựa chọn hàng đầu phù hợp nhất để định hướng phát triển biểu tượng Trung tâm tài chính quốc tế của Việt Nam vẫn là tại TP.HCM”, bà Phan Thị Thắng nhìn nhận.

Bà Phan Thị Thắng - Phó chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu về định hướng phát triển TP.HCM thành trung tân tài chính quốc tế - Ảnh: Đình Đại.

Bà Phan Thị Thắng - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu về định hướng phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế - Ảnh: Đình Đại.

Cũng theo bà Phan Thị Thắng, hiện nay, Thành phố đã triển khai xây dựng đề án trên cơ sở nội dung tư vấn của các cơ sở tư vấn trong và ngoài nước, cùng sự góp ý của các chuyên gia và các Tổ công tác. Trong đó, dự thảo đề án đã xây dựng lộ trình thực hiện với các mục tiêu, định hướng phát triển cụ thể cho từng giai đoạn như sau:

Trong giai đoạn từ nay đến 2025, TP.HCM triển khai thực hiện chương trình hành động, cùng các cơ chế chính sách đặc thù nhằm mục tiêu củng cố vị thế Trung tâm tài chính quốc gia của Thành phố. Nâng hạng trung tâm tài chính Thành phố từ trung tâm tài chính thứ cấp thành một trung tâm tài chính quốc tế trong xếp hạng chỉ số các trung tâm tài chính toàn cầu trước năm 2025. Bước đầu hình thành Trung tâm tài chính thương mại phức hợp tại Thủ Thiêm.

Trong giai đoạn từ năm 2026-2030, phát triển Trung tâm tài chính TP.HCM với mục tiêu: Thứ nhất, Thành phố có vị thế vững chắc là một trung tâm tài chính quốc tế thứ hạng cao trong số các trung tâm tài chính ở khu vực châu Á. Thứ hai, trung tâm tài chính thương mại phức hợp tại Thủ Thiêm trở thành cụm ngành tài chính, fintech gắn với hệ thống ngân hàng, dịch vụ quản lý đầu tư tài sản gắn với thị trường vốn và thị trường giao dịch chứng khoán hàng hóa phái sinh, tất cả đều có trong giao dịch tài chính xuyên biên giới mang tính khu vực và toàn cầu.

Trong giai đoạn dài hạn từ 2031 trở đi, phát triển TP.HCM trở thành một trung tâm tài chính toàn cầu với mục tiêu, TP.HCM có thứ hạng cao trong số các trung tâm tài chính toàn cầu. Tiếp tục lộ trình hội nhập tài chính trên cơ sở tự do hóa đồng Việt Nam và tự do hóa khoản vốn. Tiếp tục phát triển khu tài chính quận 1, Thủ Thiêm trở thành chuẩn tài chính về ngân hàng, fintech với thị trường vốn, thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh xuyên biên giới và mang tính toàn cầu.

“Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn nói riêng, của Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM nói chung, cần nhiều chính sách thực sự đột phá. Bởi khi đó mới có thể cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đóng góp vào sự phát triển chung của Việt Nam cả trên phương diện nội tại lẫn trên thị trường quốc tế theo tầm nhìn và định hướng phát triển của đất nước”, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng nhấn mạnh.