>> Thành lập Hội đồng thẩm định Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Kết nối và phát huy tiềm năng du lịch của vùng Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ nói chung và các tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Khánh Hòa nói riêng.

Dự án cao tốc Khánh Hoà - Buôn Mê Thuột là dự án giao thông quan trọng, có tính chất kết nối liên vùng và liên tỉnh.

Dự án cao tốc Khánh Hoà - Buôn Mê Thuột là dự án giao thông quan trọng, có tính chất kết nối liên vùng và liên tỉnh.

Đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có quy mô quy hoạch 4 làn xe. Điểm đầu dự án tại nút giao giữa Quốc lộ 26B và Quốc lộ 1, khu vực cảng Nam Vân Phong; điểm cuối tại vị trí giao cắt đường Hồ Chí Minh tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột. Tổng chiều dài khoảng 117,5 km.

Trong đó, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa khoảng (khoảng 32,7km); huyện M’Đrắk, huyện Krông Bông, huyện Ea Kar và huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk (khoảng 84,8km).

Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 21.935 tỷ đồng. Chính phủ kiến nghị áp dụng hình thức đầu tư công. Sau khi hoàn thành, sẽ thu phí để hoàn trả phần vốn ngân sách nhà nước đã bố trí cho dự án.

Trên hành lang vận tải của Dự án hiện có dự án BOT trên Quốc lộ 26. Tuy nhiên, dự án BOT Quốc lộ 26 chỉ đầu tư, cải tạo hai đoạn với chiều dài 48km  trên tổng chiều dài toàn tuyến quốc lộ là 151km. 

Theo Chính phủ, khi đường cao tốc đưa vào khai thác sẽ có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với dự án BOT. Về mặt tích cực, sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nói chung và đặc biệt dọc theo các quốc lộ hiện hữu, dẫn đến gia tăng nhu cầu vận tải nội vùng trên tuyến quốc lộ, sẽ tăng doanh thu các dự án.

Về mặt tiêu cực, một số phương tiện nhu cầu đi đường dài sẽ sử dụng đường cao tốc dẫn đến giảm doanh thu dự án BOT. Tuy nhiên, tác động là không lớn do đường cao tốc thu phí cao hơn so với quốc lộ, các phương tiện di chuyển chặng ngắn sẽ vẫn sử dụng quốc lộ.  

Được biết, Quốc lộ 26 là độc đạo nối tỉnh Đắk Lắk với tỉnh Khánh Hoà, tổng chiều dài hơn 150km. Tuyến này hiện đã xuống cấp, chật hẹp, nhiều đoạn đường cong cua nguy hiểm cho phương tiện lưu thông. 2 tỉnh Khánh Hoà và Đắk Lắk sát nhau nhưng phải mất 4-5 giờ xe chạy từ trung tâm địa phương này mới đến được trung tâm địa phương kia. Hàng hoá từ các tỉnh Tây Nguyên xuất khẩu qua cảng biển ở tỉnh Khánh Hoà cũng khó khăn hơn.

>> 5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 1): Vành đai 4 tạo động lực cho cả Bắc Bộ

Ông Nguyễn Đình Trung, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, tỉnh đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương xem xét, bố trí 100% vốn ngân sách Trung ương để đầu tư dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

“Dự án cao tốc Khánh Hoà - Buôn Mê Thuột là dự án giao thông quan trọng, có tính chất kết nối liên vùng và liên tỉnh. Kết nối giữa các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung. Khi tuyến đường này được đầu tư xây dựng và hoàn thành sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thuận lợi các hàng hoá, nông lâm sản chủ lực của khu vực Tây Nguyên được giao thương”, ông Nguyễn Đình Trung cho hay.

Dự án cao tốc Khánh Hoà - Buôn Mê Thuột, đoạn qua tỉnh Khánh Hoà dài khoảng 33 km, tổng diện tích đất thực hiện dự án gần 940 ha, hơn 770 hộ dân bị ảnh hưởng. UBND tỉnh Khánh Hòa vừa đề nghị Ban Quản lý Dự án 6, Bộ Giao thông Vận tải sớm xác định ranh giới tuyến để có số liệu chính xác, cụ thể về đất rừng, đất trồng lúa 2 vụ, từ đó xây dựng phương án chuyển đổi phục vụ dự án.

Khi tuyến đường này được đầu tư xây dựng và hoàn thành sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thuận lợi các hàng hoá, nông lâm sản chủ lực của khu vực Tây Nguyên được giao thương.

Khi tuyến đường này được đầu tư xây dựng và hoàn thành sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã-hội, tạo điều kiện thuận lợi các hàng hoá, nông lâm sản chủ lực của khu vực Tây Nguyên được giao thương.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà cho biết, Chính phủ vừa có Nghị quyết số 42 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghị quyết này xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối, tập trung nguồn lực để nghiên cứu, thực hiện hoàn thành đưa vào khai thác tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông và cao tốc Khánh Hoà - Buôn Mê Thuột.

Ông Nguyễn Tấn Tuân khẳng định, việc đầu tư các tuyến cao tốc giúp phát triển dịch vụ logistics, kéo theo dịch vụ cảng biển hiện đại ở vịnh Vân Phong, đồng thời, đánh thức tiềm năng của vùng đất rộng lớn thị xã Ninh Hoà, góp phần chuyển đổi kinh tế - xã hội để đến năm 2030 tỉnh Khánh Hoà trở thành đô thị trực thuộc Trung ương.

“Vân Phong - Buôn Ma Thuột xây dựng tuyến cao tốc 118km thì tất cả nguồn hàng của các tỉnh Tây Nguyên đến Cảng Vân Phong sẽ xuất bằng cảng container. Đối với Ninh Hoà sẽ trở thành đô thị công nghiệp, nghĩa là có khu công nghiệp nhưng cũng có khu đô thị, sẽ phát triển rất mạnh khi có 2 con đường cao tốc đi qua. Tư vấn đã làm việc với tỉnh Khánh Hoà nhiều lần để xác định các nút giao, để trình Bộ Giao thông - Vận tải chuẩn bị xây dựng”.

Ông Nguyễn Phi Hồng Nguyên, Giám đốc Công Ty TNHH Dịch vụ và Du Lịch Việt Promotion, Phó Chủ tịch Hội Lữ hành Khánh Hòa hy vọng dự án này sẽ thúc đẩy kinh tế 2 địa phương phát triển nhanh.

“Liên kết rất khó khăn vì có một số đoạn quanh co, đường nhỏ, chỉ có 2 làn đường. Rất bất lợi vì khách phải đợi chờ lâu, đường dài, khách sẽ khó chịu. Bây giờ, chỉ bay 1,5 tiếng từ Hà Nội vào Nha Trang hay từ Hà Nội vào Buôn Ma Thuột, nhưng đi đường bộ thì đến 5 tiếng với cự ly chỉ 200 km. Nếu như đi đường cao tốc từ 1-2 giờ đồng hồ sẽ rất đảm bảo”. - ông Nguyên nói.