>>>Phát triển ĐBSCL nhìn từ quy hoạch tích hợp

Theo GS.TS Trần Ngọc Hải – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận cấu thành nguồn nhân lực của quốc gia, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Ông cho rằng, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng càng trở nên quan trọng và cấp thiết.

GS.TS Trần Ngọc Hải cho biết, các chủ trương, định hướng, chiến lược và các giải pháp phát triển ĐBSCL đã và đang được tập trung xây dựng và triển khai thực hiện, trong đó có phát triển nguồn nhân lực - Ảnh:

GS.TS Trần Ngọc Hải cho biết, các chủ trương, định hướng, chiến lược và các giải pháp phát triển ĐBSCL đã và đang được tập trung xây dựng và triển khai thực hiện, trong đó có phát triển nguồn nhân lực - Ảnh: Mỹ Thanh.

Nói về nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), GS.TS Trần Ngọc Hải cho biết, ĐBSCL có vai trò, tiềm lực to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đặc biệt về Nông nghiệp và Thủy sản. Các chủ trương, định hướng, chiến lược và các giải pháp phát triển ĐBSCL đã và đang được tập trung xây dựng và triển khai thực hiện, trong đó có phát triển nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, ông cho rằng, hiện trạng nguồn nhân lực, những bất cập, biến động nguồn nhân lực trong các lĩnh vực ở ĐBSCL đã được nhiều báo cáo chi tiết. Theo đó, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ở ĐBSCL đến năm 2030 đã được đề cập rõ tại Quyết định số 287/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, về giáo dục - đào tạo: Nâng cao mặt bằng học vấn và đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục; phấn đấu đến năm 2030, nâng tỷ lệ học sinh ở các cấp học và tỷ lệ phòng học kiên cố đạt mức bình quân cả nước.

Về lao động: Phát triển Lực lượng lao động chất lượng cao và có kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường, trong đó chú trọng các ngành trọng tâm của vùng. Đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; tỷ trọng lao động khu vực phi nông nghiệp (dịch vụ và công nghiệp - xây dựng) đạt 75-80%; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%.

Từ những nhu cầu trên, GS.TS Trần Ngọc Hải đề xuất hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng ĐBSCL như sau:

Một là, xây dựng quy hoạch và giải pháp phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 ở từng ngành, từng địa phương, trên cơ sở quy hoạch tổng thể của địa phương, phù hợp với quy hoạch tích hợp của vùng ĐBSCL.

>>>Giải bài toán nguồn nhân lực du lịch

Các Viện, trường trong vùng tăng cường liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển.

Các Viện, trường trong vùng tăng cường liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển.

Hai là, xây dựng phương án và đẩy mạnh hợp tác theo các cơ chế khác nhau, giữa các địa phương, doanh nghiệp, khu công nghiệp với các Viện, Trường trong “đặt hàng” đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu, theo các lĩnh vực, đối tượng, trình độ, hình thức phù hợp.

Ba là, rà soát quy hoạch tổng thể và hỗ trợ đầu tư nâng cấp, phát triển hệ thống các Viện, Trường Đại học, Cao Đẳng, Trung cấp nghề - trọng điểm đáp ứng nhu cầu phát triển địa phương và vùng.

Bốn là, các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp nghề cần tăng cường phát huy và không ngừng đổi mới trong đào tạo, nghiên cứu khoa học – đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, phục vụ cộng đồng, theo hướng đáp ứng nhu cầu về ngành nghề, trình độ, số lượng và chất lượng cho phát triển bền vững vùng ĐBSCL.

Năm là, tăng cường hợp tác các bên trong nước và quốc tế (cơ quan nhà nước, Viện – Trường, Doanh nghiệp, tổ chức) trong xây dựng phát triển các Chương trình, dự án phát triển bền vững ĐBSCL trong đó có phát triển nguồn nhân lực.

Sáu là, tăng cường đầu tư phát triển giáo dục phổ thông, tạo nguồn lực quan trọng cho tương lai, trong bối cảnh mới. Kết nối giữa các Viện Trường với các Trường Phổ thông trong phát triển.

“Với vai trò và tiềm lực quan trọng của ĐBSCL, các chủ trương, định hướng, chiến lược của Đảng và Nhà nước đang là động lực quan trọng cho phát triển mạnh mẽ của vùng trong thời gian tới, trong đó có phát triển nguồn nhân lực. Do đó, các bên liên quan cần chủ động và tăng cường công tác quy hoạch, hợp tác, đầu tư phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển vùng trong bối cảnh mới”, GS.TS Trần Ngọc Hải nhấn mạnh.