>> Bảo vệ biển, đảo theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những người lính Trường Sa hôm nay luôn chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Những người lính Trường Sa hôm nay luôn chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam

Nhìn lại lịch sử địa lý của Việt Nam liên quan đến chủ quyền biển đảo, có thể khẳng định: Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, điều này đã được xác định rõ trong công trình nghiên cứu về vấn đề biển đảo cũng như tìm hiểu 24 bộ sách dư địa chí Trung Quốc từ thời Hán đến thời Thanh của các nhà khoa học, nhà lịch sử (quốc tế và Việt Nam).

Trong các tư liệu này đều không ghi hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc sở hữu của Trung Quốc. Trong khi đó, các thư tịnh, bản đồ cổ của các nhà tư bản, các cố đạo phương Tây đều ghi nhận hai quần đảo này là của Việt Nam, đặc biệt ghi chép nhiều lần Chúa Nguyễn cứu trợ những người mắc nạn trên 2 đảo.

Trong các thư tịch cổ lưu giữ tại cố đô Huế cũng ghi chép về sự thành lập đội Hoàng Sa, các chỉ dụ chỉ đạo việc bố phòng canh giữ… của các đời vua nhà Nguyễn. Bản đồ chủ quyền của Pháp khi xâm lược Việt Nam cũng quy hoạch rõ có việc sở hữu hai quần đảo thuộc Việt Nam năm 1954, khi Hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết (Trung Quốc là một thành viên Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc tham dự cũng thừa nhận phần Nam vĩ tuyến 17, bao gồm lục địa biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là do chính quyền Việt Nam cộng hòa quản lý).

Với những tư liệu lịch sử ghi nhận tính sở hữu hai quần đảo của Việt Nam vừa mang tính pháp lý phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và trên cơ sở pháp luật của Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, khẳng định rằng: Việt Nam có chủ quyền và quyền chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Căn cứ vào UNCLOS 1982 thì phải giữ nguyên hiện trạng Biển Đông, nhưng Trung Quốc lại cơi nới, xây dựng, đó là việc làm không đúng với lợi ích chung. Chúng ta đang tiến tới xây dựng COC (Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông), tuy nhiên, Trung Quốc lại cải tạo, xây dựng hàng trăm héc ta trên bãi đá ngầm thành đảo nổi nhân tạo. Việc làm này khiến cho các bên liên quan khó đi đến thỏa thuận COC vì Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng DOC (Tuyên bố về ứng xử của các nước trên Biển Đông).

Với những hoạt động ngoài thực địa cho thấy, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ tham vọng bành trướng, sử dụng mọi thủ đoạn vô nhân đạo, phi pháp hòng biến Biển Đông thành ao nhà. Không biết bao lần Trung Quốc xua tàu hải giám, hải cảnh đi vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, cũng không đếm xuể bao lần xịt vòi rồng “té nước”, khiêu khích lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam.

Phải hiểu rằng hiện nay, Trung Quốc chỉ cần một cái cớ hợp lý để phát động cỗ máy chiến tranh nuốt gọn Biển Đông mà dư luận quốc tế khó lên tiếng kết tội Trung Quốc là xâm lược hay phát xít. Cái cớ ấy sẽ biến kẻ xâm lược, ăn cướp thành kẻ tự vệ. Bởi vậy, chúng ta không phải không đấu tranh mà là chúng ta đang đấu tranh trong khôn khéo và trí tuệ.

Vì vậy, một là chúng ta phải căn cứ vào luật pháp quốc tế; hai là các quy tắc ứng xử giữa nước các lớn với nhau; ba là ứng xử của các nước ASEAN với Trung Quốc. Chúng ta cố gắng làm sao để đạt được những thỏa thuận bằng biện pháp hòa bình, cùng nhau tạo ra một môi trường ổn định, trước tiên là an ninh hàng hải, hàng không ở khu vực Biển Đông.

>> Bảo vệ chủ quyền biển đảo từ góc độ văn hóa

>> “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” để giữ vững chủ quyền biển đảo

>> Tư duy chiến lược về biển, đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bài 1)

>> Tư duy chiến lược về biển, đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bài 2)

>> Tư duy chiến lược về biển, đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bài 3)

Báo chí với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo

Chúng ta đã trải qua chiến tranh nên chúng ta hiểu hậu quả của việc liên minh quân sự với nước này để chống lại nước kia, và chúng ta càng phải cố gắng giữ môi trường hòa bình, ổn định.

Sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo là sức mạnh tổng hợp quốc gia, bao gồm và có sự kết hợp chặt chẽ tất cả các mặt trận, các lĩnh vực hoạt động: quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị, ngoại giao, pháp lý…trong công cuộc đấu tranh đó, báo chí có vai trò hết sức quan trọng.

Nhận thức được trách nhiệm nghề nghiệp nặng nề nhưng cũng rất đỗi vinh dự, lớn lao ấy, từ nhiều năm qua, nhiều cơ quan báo chí đã tích cực tuyên truyền mọi mặt về chủ quyền biển đảo Tổ quốc Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những năm gần đây, khi chủ đề Biển Đông ngày càng “nóng” trên bàn nghị sự trong nước và quốc tế, thì trên mặt báo, trên sóng truyền hình, phát thanh, những bài viết về chủ quyền biển đảo ngày càng xuất hiện đậm đặc, tính phản biện cao hơn.

Cây Bàng Vuông biểu tưởng sức mạnh của Trường Sa

Cây Bàng Vuông biểu tưởng sức mạnh của Trường Sa

Nhiều cơ quan báo chí thậm chí đã mở những chuyên trang, chuyên mục chuyên về biển đảo như báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam với chuyên mục Biển đảo Việt Nam, báo điện tử VOV với chuyên mục Biển đảo, báo Thế giới và Việt Nam với chuyên mục Biên giới lãnh thổ. Hay Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp có chuyên mục Thời sự và Tâm điểm rất đáng chú ý khi có nhiều bài viết tuyên truyền về biển đảo rất sâu sắc...v..v.

Đáng chú ý, việc tuyên truyền về chủ quyền hay tình yêu với biển đảo giờ đây không gói gọi trong những cơ quan truyền thông “chính thống” nữa. Trách nhiệm này đã lan rộng sang rất nhiều trang thông tin chia sẻ, mạng xã hội trực tuyến. Điều này thực sự có ý nghĩa nếu ta biết rằng đối tượng tác động trực tiếp và đông đảo nhất của những trang thông tin, mạng xã hội này là những người Việt trẻ - đối tượng cần nhất được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tình yêu, trách nhiệm cũng như niềm tự hào với biển đảo quê hương.

Thực tế đã chứng minh, thời gian qua, báo chí đã làm tốt công tác tuyên truyền, thông qua đó đã làm dư luận trong nước, cộng đồng quốc tế hiểu rõ cơ sở lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với các vùng biển, đảo, nhất là đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua đó làm rõ tính chính nghĩa của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Song song, truyền thông, báo chí cũng làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; Phản bác các nội dung xuyên tạc, phản động, lợi dụng vấn đề biển, đảo để chống phá Đảng, Nhà nước ta trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Với những  thành công đã đạt được, có thể nói, dù ở giai đoạn nào, thời kỳ nào của lịch sử, vai trò của Báo chí trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo là hết sức quan trọng.

Và chúng ta thật sự tự hào Báo chí nước ta là báo chí cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí “có sứ mệnh phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân”, xứng đáng là lực lượng xung kích trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.