>> Hải Phòng sẽ có hàng loạt khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện đại

Theo đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 656/BCT-CTĐP của Bộ Công Thương về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (Dự thảo).

VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 656/BCT-CTĐP của Bộ Công Thương về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp - Ảnh minh họa: ITN

VCCI vừa có văn bản góp ý Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp - Ảnh minh họa: ITN

Cụ thể, tại văn bản góp ý, về quy trình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng, kỹ thuật trong cụm công nghiệp, Dự thảo quy định theo hướng: Lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật được xem xét trong thủ tục thành lập cụm công nghiệp;

Doanh nghiệp sẽ gửi hồ sơ đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp tới Ủy ban nhân dân cấp huyện. Doanh nghiệp sẽ cùng Ủy ban nhân dân cấp huyện lập hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp gửi Sở Công Thương thẩm định;

Chủ đầu tư sẽ được lựa chọn thông qua Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư (Hội đồng) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập. Hội đồng sẽ đánh giá theo phương pháp chấm điểm với thang điểm 100. Doanh nghiệp, hợp tác xã có điểm từ 50 trở lên sẽ được đề xuất lựa chọn làm chủ đầu tư. Nếu có từ hai doanh nghiệp trở lên có cùng số điểm bằng nhau thì Hội đồng sẽ thống nhất đề xuất lựa chọn một doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.

>> Thu hút FDI Hải Phòng tăng mạnh nhờ hàng loạt dự án tăng vốn

VCCI cho rằng, nội dung Dự thảo đưa ra là

VCCI cho rằng, quy trình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng, kỹ thuật còn chưa phù hợp - Ảnh minh họa: ITN

VCCI cho rằng, quy định nêu trên là chưa phù hợp với quy định tại pháp luật về đầu tư, về lựa chọn nhà đầu tư, cụ thể:

Theo quy định của pháp luật về đầu tư, có ba phương thức lựa chọn nhà đầu tư, đó là: đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu; chấp thuận nhà đầu tư. Pháp luật về đấu giá, đấu thầu, đầu tư sẽ quy định về trình tự, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư tương ứng theo từng phương thức.

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đang được thiết kế riêng, không theo phương thức lựa chọn nhà đầu tư nào theo quy định của pháp luật về đầu tư (từ cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, đến hồ sơ, tài liệu cũng như quy trình thẩm định để lựa chọn nhà đầu tư). Điều này là chưa phù hợp và sẽ gây vướng trong quá trình triển khai.

“Điểm b khoản 1 Điều 35 Dự thảo cũng đã “xác định” quy trình này chưa thống nhất với Luật Đầu tư, vì vậy quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung pháp luật về đầu tư nội dung “thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp”. Tuy nhiên, đây là văn bản cấp Nghị định, vì vậy cần phải thống nhất với quy định tại Luật Đầu tư. Khi Luật Đầu tư chưa sửa theo đề xuất tại Điều 35 Dự thảo thì quy trình lựa chọn chủ đầu tư thiết kế theo Dự thảo là chưa phù hợp.

Mặt khác, hiện nay Dự thảo Luật Đấu thầu, Dự thảo Luật Đất đai đang sửa đổi, trong đó có quy định về quy trình lựa chọn chủ đầu tư theo phương thức đấu giá, đấu thầu đối với các dự án đầu tư sử dụng đất. Quy định tại Dự thảo cũng cần hướng đến đảm bảo sự thống nhất của các văn bản pháp luật này”, VCCI góp ý.

Từ các lập luận đã nêu, VCCI đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại Dự thảo, điều chỉnh lại quy trình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong cụm công nghiệp phù hợp với pháp luật về đầu tư.

Bên cạnh những nội dung đã nêu, tại văn bản góp ý Dự thảo, VCCI cũng đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại một số quy định chưa đảm bảo tính thống nhất với các văn bản pháp luật có liên quan. Cụ thể: Điều chỉnh, bãi bỏ quyết định thành lập, mở rộng (Điều 13); Quy định về xử lý trường hợp chủ đầu tư không thực hiện dự án (Điều 14).

Đồng thời, rà soát lại một số quy định tại Dự thảo chưa đủ rõ ràng, có thể gây khó khăn trong quá trình thực hiện, bao gồm: Quy định về quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích (Điều 18); Quy định về nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (Điều 20).