Ai mới thực sự là cổ đông quyền lực trong các liên minh cổ đông tại Eximbank?

Hoạt động đầu tư tài chính và sâu hơn, tham vọng đưa tài chính vào hệ sinh thái của BCG được lộ rõ hơn khi mới đây đại diện nhóm cổ đông liên quan đến BCG đã được bầu vào HĐQT Eximbank.

 Lợi nhuận của BCG qua các năm.

Lợi nhuận của BCG qua các năm.

Từ quan hệ với TPB…

Ngày 16/2/2022, BCG đã có Nghị quyết triển khai phương án chào bán cổ phần riêng lẻ, nhằm nâng vốn điều lệ lên 5.600 tỷ đồng. Hơn 60 triệu cổ phiếu của BCG sẽ được phát hành cho các công ty chứng khoán TPS, SHS, VIG (mua hơn 46 triệu cổ phần) và một số nhà đầu tư cá nhân. Đây không phải lần đầu tiên TPS hợp tác huy động vốn của BCG. Trước đó, vào tháng 8/2021, TPS là đại lý phát hành cho cổ đông lớn của BCG – Công ty Đầu tư và Dịch vụ Helios huy động thành công 3.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu. Còn năm 2020, BCG được TPB hợp tác tài trợ tới 11 nghìn tỷ đồng cho các dự án năng lượng tái tạo. Đến quý III/2021, Công ty này chi 990 tỷ đồng để sở hữu 30 triệu cổ phiếu TPB. Ngoài ra, BCG còn rót 113,3 tỷ đồng để sở hữu cổ phiếu Ngân hàng Xăng Dầu (PGB).

BCF được sáng lập bởi ông Nguyễn Hồ Nam, người từng nhiều năm là Chủ tịch, Tổng giám đốc của Công ty CP Chứng khoán SBS. Trong một chặng đường rất ngắn theo chu kỳ vòng đời của doanh nghiệp, từ tư vấn đến đầu tư, M&A đã trở thành một “vũ khí” lợi hại giúp BCG phát triển cả quy mô vốn, dự án và các mảng kinh doanh. Tính từ năm 2015 đến nay, BCG đã tăng vốn điều lệ khoảng 102 lần lên 4.400 tỷ đồng.

Eximbank có Chủ tịch HĐQT mới, bà Lương Thị Cẩm Tú chính thức trở lại

“Nở” ra như Thánh Gióng ở “Thủ Phủ Tre”, BCG tất yếu cần hợp tác với các đối tác tài chính mạnh như TPB, TPS…

5.600 tỷ đồng là mức vốn điều lệ mà BCG dự kiến tăng lên sau khi phát hành 60 triệu cổ phiếu.

… đến lương duyên cùng Eximbank

Với Eximbank, chỉ trong một thời gian rất ngắn khi thị trường đồn đoán có một đại gia vàng quan tâm và “xen ngang” vào cuộc đấu quyền lực nhiều năm chưa ngã ngũ giữa các nhóm cổ đông tại Eximbank, BCG bất ngờ lộ diện qua những đợt mua gom, sang tay, sau cùng là cử người vào HĐQT Eximbank trong ĐHCĐ vừa qua.

“Đầu tư và mong muốn cùng Eximbank mở rộng, phát triển”, là chia sẻ của đại diện BCG sau kỳ ĐHCĐ, khi liên minh BCG – Hoàn Cầu đã có tới 3 thành viên đề cử đều trúng ghế HĐQT Eximbank. Sự hiện diện của “Sếp lớn” BCG tại Eximbank cho thấy ngân hàng đang được ưu tiên là một trong những “điểm đến” để mở rộng hệ sinh thái của BCG, hợp sức cùng các mảnh ghép từ M&A khác như sở hữu Công ty mua bán nợ, mua lại Công ty Chứng khoán Thủ Đô, mua lại Bảo hiểm AAA…

Trong cuộc chơi tài chính ngày càng tốn kém, tiềm lực của BCG cũng được “săm soi”. Tính đến ngày 31/12/2021, BCG có nợ phải trả tăng 38,59% so với đầu năm, lên 29.343,8 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng mạnh 185,76% so với đầu năm, từ 2.963 tỷ đồng lên 8.467 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng 56,66%, đạt 37.811 tỷ đồng. Theo đó, nợ phải trả của BCG chiếm khoảng 77% tổng tài sản và gấp khoảng 3,4 lần vốn chủ sở hữu… Song, nhu cầu vốn này chỉ mới tính trên dòng vốn dự phóng đầu tư cho năng lượng tái tạo và bất động sản, các mảng cần tiền mạnh, giải ngân nhanh, chứ chưa “tính đủ” các kế hoạch M&A và đầu tư ngân hàng.

Với sự mở rộng thần tốc, BCG đang đặt tham vọng với các mục tiêu doanh thu, lợi nhuận khủng trong 2022. Tuy nhiên, BCG sẽ đối mặt với bài toán cân đối tài chính.