>> Vì sao Mỹ “mềm tay” với Cuba?

Mỹ

Cách tiếp cận của chính quyền Mỹ về trật tự thế giới mới đang dần được bộc lộ

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã muốn lập lại trật tự thế giới mới. Nhiệm vụ đầu tiên của ông Biden là làm rõ những gì ông phản đối, đó là liên minh của chuyên chế, quyền lực và thù địch, những chế độ độc tài có ý định và khả năng thách thức an ninh thế giới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không thể đơn độc làm điều này. 

Ông Henry A. Kissinger, Giáo sư về các vấn đề toàn cầu tại Trường ĐH Johns Hopkins School, cho rằng vấn đề được đặt ra là Tổng thống Mỹ cũng phải định hình rõ hơn về liên minh mà ông muốn tập hợp. Ngày nay, muốn lập lại trật tự thế giới mới, Hoa Kỳ phải sử dụng nhiều biện pháp linh hoạt.

Cấp đầu tiên có các đồng minh của Hoa Kỳ, đề cao sự hợp tác sâu rộng dựa trên các giá trị chung và lợi ích chung, giúp duy trì vị thế của chế độ dân chủ, ngăn sự bành trướng của chế độ độc tài. Cấp này nắm giữ phần lớn GDP thế giới và chi tiêu quân sự.

Cấp thứ hai bao gồm các đối tác dân chủ, liên kết không nhất quán với Hoa Kỳ như Ấn Độ. Các quốc gia trong cấp này sẽ gặp bất lợi trước sự phát triển của chế độ chuyên quyền, vì vậy sẽ có những hành động hỗ trợ khi đối diện vấn đề.

Cấp thứ ba bao gồm các thể chế chuyên quyền tương đối lành tính. Ở cấp độ này, hai bên sẽ hợp tác trên cơ sở giao dịch, để ngăn chặn các hình thức xâm lược cực đoan hơn. 

Bên cạnh đó, ông Henry A. Kissinger cũng cho rằng, chính quyền của ông Joe Biden phải giải quyết những câu hỏi rõ ràng về việc ai và làm thế nào để điều hướng một thế giới ngày càng chia rẽ trở nên gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau. Dù chính sách đối ngoại của Biden từ khi nhậm chức có một số những sai lầm nhất định, nhưng đã giúp thế giới nhìn nhận rõ về một số nguy cơ gây bất ổn trên thế giới, như chiến sự Nga- Ukraine....

>> IPEF: Tham vọng kết nối Âu - Á của Mỹ

Mỹ đang tìm cách kiềm chế ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên toàn cầu.

Mỹ đang tìm cách kiềm chế ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên toàn cầu.

"Hoa Kỳ cần suy nghĩ đến vấn đề quản lý sự phụ thuộc lẫn nhau chứ không phải là tháo gỡ hoàn toàn những ràng buộc. Chiến sự ở Ukraine đã cho thấy các nền dân chủ tiên tiến có thể trừng phạt Nga, nhưng không thể cô lập hoàn toàn quốc gia này. Tương tự, họ không thể tách rời hoàn toàn khỏi Trung Quốc. Nguy hiểm hơn, nếu càng cố cô lập hai quốc gia này, một trục quyền lực "không có giới hạn” sẽ xuất hiện, từ đó sẽ có những hệ quả không hề nhỏ", ông Henry A. Kissinger nhấn mạnh.

Do đó, Hoa Kỳ cần đảm bảo xây dựng những điều khoản thỏa thuận phụ thuộc lẫn nhau có lợi cho thế giới tự do. Điều này giúp thắt chặt mối liên kết về thương mại, tài chính và công nghệ của thế giới tự do, thúc đẩy sự phát triển và đổi mới cũng như giảm bớt tính dễ bị tổn thương.

"Cuối cùng, Tổng thống Joe Biden nên trả lời một câu hỏi mà trước nay ông vẫn né tránh: Đâu là cái kết của thế giới tự do? Một chiến lược thế giới tự do không yêu cầu thay đổi mục tiêu của chế độ nhưng điều này vẫn chưa được Tổng thống Hoa Kỳ nói rõ", ông Henry A. Kissinger chỉ ra.

Nhưng nếu đây thực sự là một cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia có thế giới quan và trật tự trong nước khác nhau, thì một cuộc cạnh tranh như vậy sẽ không kéo dài. Nhiều chuyên gia tin rằng Chiến lược thế giới tự do có thể đem lại một kết thúc có hậu. Nhưng, để thấy cái kết đẹp ấy, ta cần một thời gian rất dài...