>>>CẢM XÚC XUÂN: Nhớ… chả ốc nướng lá lốt

Ở quê tôi, mảnh đất thuần nông nơi con sông Hồng đổ về biển qua cửa Ba Lạt, nơi Nguyễn Công Trứ thuở nào dắt dân khai hoang lấn biển, thành nên huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình bây giờ, làm nông vẫn là nghề chính. Cái câu "con trâu là đầu cơ nghiệp" tuy đã vắng đã vãn bởi tất cả mọi khâu để làm nên một mùa màng bội thu đã được cơ giới hóa, nhiều khâu từ làm đất cho đến cấy, gặt đều thay bằng máy móc, giải phóng sức lao động nhưng vẫn không thể thiếu vắng bàn tay con người. Không phải năm nhuận, Tết đến sớm nên mọi thứ trở nên bấn bíu hơn. Việc đồng áng cộng với việc nhà khiến mẹ tôi và những người đàn bà thôn quê khác phải tay năm tay mười, mỗi người làm việc bằng hai để tất cả được chu toàn tươm tất.

Tôi nhớ những năm tôi còn nhỏ, bố tôi đi bộ đội đóng quân xa nhà, hầu như năm nào ông cũng phải ở lại đơn vị trực tết. Những năm ấy, anh em chúng tôi vẫn còn đang đi học trường làng. Tháng cuối năm, mọi người gặp nhau ai ai cũng nhắc "sắp đến Tết rồi" gợi cảm giác nôn nao khó tả. Bọn trẻ con ngồi học những ngày giáp tết trở nên lơ đễnh, hong hóng ra ngoài ô cửa sổ như chỉ chờ đến 27 tháng chạp, nhà trường thông báo cho nghỉ tết là tất cả quăng hết cặp sách, kéo nhau rong chơi đầu làng cuối xóm, bàn tán rôm rả nhà này chuẩn bị gì, được mua quần áo mới chưa, năm nay có đụng lợn, gói bánh không?...

Du xuân đầu năm

Du xuân đầu năm

Ở vùng quê nghèo như quê tôi, Tết dường như cũng đến muộn. Chuẩn bị bước vào vụ cấy nên hăm bảy năm tám tháng Chạp mẹ tôi và những người làng vẫn cái cày cái cuốc cặm cụi ngoài đồng. Tháng chạp, những cơn gió đông se thắt. Ngọn bấc tao tác đám cỏ cằn khô ven bờ đợi nước đổ đồng. Những ngày giáp tết ấy, mẹ tôi khoác thêm tấm áo tơi để chống lại thời tiết nghiệt ngã.

Anh em chúng tôi còn nhỏ, quăng sách bút là la cà rong chơi. Ở ngoài đồng về mẹ lại lao vào bếp tay năm tay mười nấu cơm cho bầy con đi chơi về ôm bụng nhăn vì đói. Ngồi trong gian bếp ấm bập bùng củi lửa, như sực nhớ mẹ lại tất tả chạy ra kéo mảnh nilon che chắn cho đám mạ gieo ở góc sân sợ bị gió đông táp. Tôi còn nhớ những ngày giáp Tết ở làng quê, trên những mảnh tường vôi bong tróc ven đường đi đâu cũng bắt gặp những tấm bảng "lịch gieo cấy vụ chiêm xuân" người của hợp tác xã kẻ bằng vôi trắng. Ở trên đấy ghi rõ ngày nào gieo mạ, ngày nào lấy nước đổ ải, ngày nào cấy, ngày nào bón phân, ngày nào phun thuốc trừ sâu...

Quê nghèo, hai bảy, hai tám chưa phải là Tết. Tết chỉ đến thực sự khi anh em chúng tôi được cùng mẹ đi phiên chợ cuối năm họp ngày 30 tết mua sắm. Chợ nhỏ, nhưng tấp nập kẻ bán người mua, gương mặt ai cũng rạng rỡ, tíu tít hỏi han nhau. Trong suy nghĩ của đứa trẻ là tôi lúc bấy giờ, mẹ trở nên hào phóng hơn ngày thường. Mua cho mỗi đứa đồng bánh nắm, con tò he, mấy cái kẹo dồi... rồi mẹ dặn tôi trông hai đứa em kẻo lạc. Sau một hồi bán mua chừng đã hòm hòm cho một cái Tết đủ đầy no ấm, mẹ quay trở lại.

>>CẢM XÚC XUÂN: Cuộc đời của lá

Tháng chạp, gió bấc lùa tao tác nhưng mẹ vẫn gỡ nón ra quạt, mồ hôi lấm tấm gương mặt bết sợi tóc mai. Nghỉ một lát mẹ dắt anh em tôi qua hàng bán quần áo mới, điều được chúng tôi chờ đợi nhất mỗi dịp tết đến, chọn lựa, ướm thử, trả giá rồi mua cho anh em tôi mỗi đứa một bộ tùy theo sở thích. Sau đó mẹ lại tất tả đi mua sắm thêm vài thứ lặt vặt rồi chúng tôi ra về. Ôm bộ quần áo mới còn thơm mùi "hồ", quãng đường đất từ chợ về nhà bớt xa, chốc tháng nhìn anh em tôi ríu ra ríu rít trò chuyện, gương mặt mẹ giãn nở nụ cười. Ngày Tết những xa xưa ấy, những năm bố tôi còn tại ngũ ở lại trực đơn vị, chỉ mấy mẹ con đón giao thừa. Anh em tôi sau một ngày theo mẹ đi chợ Tết, về đến nhà bận ngay quần áo mới chạy cung quăng làng trên xóm dưới gọi chúng bạn ra khoe. Thấm mệt nên tối đến để nguyên quần áo mới lăn ra ngủ, một mình mẹ vào ra trong căn nhà, trái bếp cặm cụi cụi đồ xôi, nấu chè, luộc gà, vớt bánh chưng... Thảng những khi giật mình thức giấc thấy dáng mẹ lui cui củi lửa tôi lại... an tâm ngủ tiếp trong mùi nhang trầm ngát thơm. Chỉ khi tiếng pháo rộ lên (những năm chưa cấm pháo), mẹ vào gọi anh em tôi dậy, ra giếng rửa mặt cho tỉnh chuẩn bị đón giao thừa. Ngày mùng một Tết trong nhà lúc nào cũng ngan ngát hương thơm. Cha đi vắng, một mình mẹ tôi đảm đương mọi việc, lễ tết hai bên nội ngoại, tất cả đều được sắp đặt vén khéo, chu toàn. Sau này lớn lên, tôi vẫn thầm cảm phục sức chịu đựng bền dai của mẹ.

Ở quê tôi, mảnh đất thuần nông nơi con sông Hồng đổ về biển qua cửa Ba Lạt, nơi Nguyễn Công Trứ thuở nào dắt dân khai hoang lấn biển, thành nên huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình bây giờ, làm nông vẫn là nghề chính.

Ở quê tôi, mảnh đất thuần nông nơi con sông Hồng đổ về biển qua cửa Ba Lạt, nơi Nguyễn Công Trứ thuở nào dắt dân khai hoang lấn biển, thành nên huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình bây giờ, làm nông vẫn là nghề chính.

Suốt một năm đằng đẵng, chỉ có ngày mùng một Tết là mẹ tôi được thảnh thơi thật sự. Thành thơi chứ không được nghỉ ngơi. Thảnh thơi với ngày sắp hai bữa cơm dâng cúng ông bà tổ tiên, rồi dắt bầy con đi chúc tết họ hàng, làng xóm. Những năm bố tôi đón Tết ở nhà, mẹ tất bật bận bịu hơn, hầu như lúc nào cũng ở trong gian bếp chuẩn bị thức nhắm cho cha tôi ngồi nhâm nhi với mọi người đến chúc tết. Những năm ấy, nhớ lại, tôi thấy trên gương mặt mẹ tôi rạng rỡ nụ cười bừng sáng.

Những xa xưa ấy, tôi còn nhớ như in, sáng mùng 2 Tết, sau khi dọn mâm cỗ, thắp nén nhang thơm dâng cúng ông bà tổ tiên rồi gọi bầy con sàn sàn trứng gà trứng vịt dậy rửa mặt, ăn sáng còn diện quần áo đẹp chuẩn bị theo cha đi chúc Tết, riêng mẹ tôi lại tất bật với cái trang cái cuốc ra đồng làm đất chuẩn bị vào vụ cấy mới. Theo cha đi chúc Tết họ hàng làng xóm dọc con đường làng, tôi trông thấy bóng nón trắng mẹ nhấp nhô, cùng với nón trắng của những người phụ nữ thôn quê khom lưng trên mảnh ruộng dưới chân đê, nói cười rộn ràng. Vẹn nguyên tiềm thức xưa cũ, quyện trong mùi khói nhang trầm, tôi mơ hồ thấy mùi bùn, mùi mạ non, mùi của lộc nõn lẫn bảng lảng mùi thuốc pháo như mới đâu đây vừa mới giao thừa.