Làm chủ Hạ viện không giúp đảng Cộng hòa bứt phá so với đảng Dân chủ

Làm chủ Hạ viện không giúp đảng Cộng hòa bứt phá so với đảng Dân chủ

>> Dấu chấm hết của D. Trump và nhiều chỉ dấu đáng sợ!

Ông D. Trump là một trong những vị cựu Tổng thống Mỹ năng nổ nhất trong việc tìm đường quay lại tòa Bạch ốc một lần nữa. Và sở dĩ người ta quan tâm tới ông là bởi sự trở lại này đồng nghĩa với sự đảo ngược chính sách thật đột ngột của nước Mỹ trong bối cảnh ưu tiên tính ổn định như hiện nay.

Những người ẩn sau bức màn sân khấu chính trị Mỹ đa phần tập trung ở phố Wall, đó là những tỷ phú với rất nhiều gốc gác, giữa tầng lớp tinh hoa này với FED và chiếc ghế Tổng thống Mỹ luôn có mối liên hệ mật thiết.

Ông Stephen Schwarzman, nhà điều hành Qũy đầu tư Blackstone tuyên bố, ông muốn hỗ trợ một ứng viên thế hệ mới từ đảng Cộng hòa. Ông Thomas Peterffy, Chủ tịch Interactive Brokers cho rằng, đảng Cộng hòa cần gương mặt mới. Ông Ken Griffin, CEO Qũy đầu tư Citadel thẳng thừng gọi ông D. Trump là “kẻ thất bại 3 lần” và tuyên bố ủng hộ Ron DeSantis, thống đốc bang Florida.

Kết thúc bầu cử giữa kỳ, phe Cộng hòa giành được Hạ viện với cách biệt sít sao. Việc bầu Chủ tịch Hạ viện không suôn sẻ cho thấy nội bộ đảng Cộng hòa có vấn đề - tất cả có vẻ như đều do ông Trump đạo diễn.

Có vẻ như đây là yếu tố khiến các nhà tài phiệt lo ngại về viễn cảnh thất bại một lần nữa của ông Trump vào năm 2024. Bởi lẽ vị cựu Tổng thống này vẫn chưa thay đổi quan điểm chính trị, ở đây là chủ nghĩa dân túy đã bị ông Joe Biden hạ bệ.

Một trong những "vết nhơ" của nền dân chủ Mỹ là sự kiện bạo loạn ở đồi Capitol nhằm đảo ngược kết quả bầu cử năm 2020. Ông Trump quá tự tin dựa vào nhóm người ủng hộ mình và đẩy chủ nghĩa dân túy đến mức cực đoan.

Ủy ban Điều tra vụ bạo loạn Điện Capitol đã khuyến nghị Bộ Tư pháp điều tra cựu Tổng thống Donald Trump về 4 tội danh hình sự, bao gồm xúi giục nổi dậy, âm mưu lừa đảo chính phủ Mỹ, âm mưu đưa ra tuyên bố sai sự thật và cản trở một thủ tục tố tụng chính thức.

Trong lĩnh vực đối ngoại, dưới thời ông Trump, chưa bao giờ hệ thống đồng minh của Mỹ thấp thỏm lo âu như vậy, khái niệm “nước Mỹ trên hết” mâu thuẫn sâu sắc với “toàn cầu hóa dựa vào đồng minh”- một trong những công thức dẫn đến thành công rực rỡ cho nước Mỹ trong quá khứ.

>> D. Trump để lại gì cho Tổng thống J. Biden?

Những gì ông Biden cố gắng tái lập hiện nay là hợp lý, rõ ràng nước Mỹ yếu hơn hẳn khi dựng lên cho mình vị trí đứng trên tất cả. Mỹ chỉ mạnh khi đứng cùng và đứng đầu, chứ không phải đứng trên.

Cựu Tổng thống Trump là khắc tinh của “chủ nghĩa thị trường tân tự do”, ông đã “be bờ” thương mại với đồng minh của mình, kéo theo rạn nứt quan hệ với Nhật Bản, Liên minh châu Âu; đặc biệt dùng thương mại như vũ khí để tấn công Trung Quốc.

Giới tài phiệt Mỹ đang quay lưng với ông Trump

Giới tài phiệt Mỹ đang quay lưng với ông Trump

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu hỗn loạn vì dịch bệnh COVID-19, chiến sự Nga - Ukraine bùng nổ thì thị trường tân tự do giúp các quốc gia vượt qua ràng buộc pháp lý lỗi thời. Tất cả đang cần thương mại tự do dưới khung khổ luật pháp thông thoáng nhất nhằm đả phá những điểm nghẽn mang tính toàn cầu.

Washington cho thấy vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc chiến ở Ukraine, thành tựu lớn nhất về đối ngoại của nhiệm kỳ Biden chính là tìm kiếm tối đa sự đồng thuận giữa hai đảng đối lập để hậu thuẫn Kiev. Tiếng nói của Mỹ ở châu Âu hiện rất uy lực.

Vì những lý do đó, nhiều chuyên gia cho rằng ông Trump có thể sẽ gặp rất nhiều thách thức quay trở lại để điều hành nước Mỹ sau năm 2024!