>>> Toyota Raize hoàn toàn mới khuấy đảo cuộc chơi

Cuối tuần qua, khi các đại biểu tham dự Hội nghị khí hậu Liên Hợp Quốc tại Glasgow để tìm cách cứu lấy hành tinh này thì ở Nhật Bản, Giám đốc điều hành của Toyota Motor lại đang chạy đua để hoàn thiện một chiếc xe thử nghiệm chạy bằng nhiên liệu hydro, loại phương tiện mà ông tin rằng có thể giữ lại hàng triệu công việc cho ngành ô tô.

Xe điện đang bị thổi phồng quá mức

Ông Akio Toyoda, CEO Toyota đồng thời là chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất xe ô tô Nhật Bản (JAMA) dường như không mấy hài lòng với quyết định thúc đẩy việc chuyển đổi hoạt động sản xuất xe ô tô truyền thống sang sản xuất ô tô chạy điện hoàn toàn.

Ông Akio Toyoda, CEO Toyota kiêm chủ tịch JAMA tin rằng cần có phương án tiếp cận khác để cân bằng giữa mục tiêu trung hòa khí thải carbon và vấn đề việc làm

Ông Akio Toyoda, CEO Toyota kiêm chủ tịch JAMA tin rằng cần có phương án tiếp cận khác để cân bằng giữa mục tiêu trung hòa khí thải carbon và vấn đề việc làm

Cụ thể, ông Akio Toyoda cho rằng việc chỉ sản xuất xe ô tô điện có thể khiến Nhật Bản mất đi 5,5 triệu lao động và sản lượng xe cũng sẽ mất đi 8 triệu chiếc tính đến năm 2030 đồng thời lên tiếng cảnh báo việc chạy đua sản xuất xe điện của chính phủ Nhật Bản sau khi chứng kiến xu hướng này tại Châu Âu là mục tiêu không bền vững.

Chính phủ Nhật Bản đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ cắt giảm khí thải gây hiệu nhà kính từ xe ô tô và tiến tới việc trung hòa hoàn toàn khí thải carbon vào năm 2050 bằng cách chuyển đổi sang sản xuất và sử dụng xe ô tô điện. Tuy nhiên, CEO của Toyota tin rằng tiến trình thực hiện điều này cần được cân nhắc cẩn thận bởi ngành sản xuất là mạch máu chính của nền kinh tế Nhật Bản.

Ông Toyoda đưa ra luận điểm rằng việc chuyển đổi sang xe ô tô điện một cách đột ngột có thể khiến nền tảng công nghiệp Nhật Bản bị lung lay. Đồng thời ông cũng đề xuất một phương án vĩ mô hơn nhằm thực hiện việc cắt giảm khí thải carbon.

"Nhật Bản là quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu. Vậy nên việc trung hòa khí thải carbon có liên quan trực tiếp đến vấn đề việc làm. Một số chính khách cho rằng chúng ta cần phải chuyển sang sản xuất xe ô tô điện, nếu không ngành sản xuất xe điện của nước ta sẽ bị lỗi thời. Nhưng tôi lại không nghĩ như thế. Để bảo đảm việc làm cho lao động và sinh kế của người dân Nhật Bản, tôi tin rằng cần cân nhắc đến tương lai của chúng ta song hành cùng các nỗ lực trung hòa carbon." Ông Toyoda chia sẻ.

Mặc dù một số nhà sản xuất ô tô (gồm cả Toyota) cũng dồn nguồn lực vào việc chế tạo các loại xe chạy bằng pin nhiên liệu hydro, chưa có hãng sản xuất nào cho thấy quyết tâm thực sự với công nghệ động cơ hydro như Toyota.

 Ông Akio Toyoda cho biết một khi 3 dòng xe trên bị cấm hoàn toàn, các nhà sản xuất chắc chắn sẽ bị thiệt hại nặng nề, buộc nhiều công ty phải đi đến lựa chọn khó khăn: Chuyển hoạt động sản xuất 3 dòng xe trên ra nước ngoài hoặc chấm dứt hoàn toàn hoạt động sản xuất xe có động cơ đốt trong.

"Điều này đồng nghĩa rằng chúng ta sẽ mất đi sản lượng 8 triệu xe mỗi năm và ngành công nghiệp ô tô có thể mất đến 5,5 triệu việc làm. Nếu họ (chính phủ) cho rằng động cơ đốt trong là kẻ thù, chúng ta sẽ không thể sản xuất bất kỳ xe động cơ đốt trong nào nữa." Ông Toyoda phát biểu.

Đề xuất của Toyota nhắc tới việc thế chỗ xe chạy động cơ bằng xe chạy các loại nhiên liệu bền vững khác chứ không nhất thiết phải là xe điện, thậm chí xe hybrid vẫn là giải pháp tạm thời hiệu quả nhất là khi chúng rẻ hơn, dễ sử dụng hơn đối với người dùng. Cuối năm nay mẫu xe điện thành phẩm của Toyota nằm ở phân khúc cỡ trung sẽ đi vào sản xuất.

Động thái đặt cược vào công nghệ hydro của Toyota diễn ra khi các nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới tham gia vào cuộc đua giành thị phần cho xe chạy bằng pin (BEV). Bản thân Toyota cũng có kế hoạch ra mắt 15 mẫu xe EV cho đến năm 2025 và đang đầu tư 13,5 tỷ USD để mở rộng sản xuất pin trong 10 năm tới.

Tham vọng về động cơ đốt trong

Về giải pháp, Ông Akio Toyoda chỉ ra rằng hành trình trung hòa khí thải carbon cần được áp dụng tùy theo điều kiện thực tế của mỗi quốc gia. Cụ thể, chúng ta cần có quyền tự do lựa chọn công nghệ để đạt được mục tiêu đó, miễn là đạt được cùng một kết quả: giảm tổng thể khí thải carbon.

Ông Toyota cho hay: "Để đạt được mục tiêu trung hòa khí thải carbon, kẻ thù chính là khí CO2, không phải là động cơ đốt trong. Để giảm khí thải CO2, chúng ta cần có các sáng kiến thực tế và lâu dài phù hợp với các tình huống khác nhau ở từng quốc gia và khu vực."

Ngoài ra, có thể thế chỗ xe chạy động cơ bằng xe chạy các loại nhiên liệu bền vững hơn, chứ không nhất thiết phải là xe điện, thậm chí xe hybrid vẫn là giải pháp tạm thời hiệu quả nhất là khi chúng rẻ hơn, dễ sử dụng hơn đối với người dùng. Ông cũng tin rằng xe hybrid đặc biệt quan trọng ở những thị trường không có cơ sở hạ tầng sạc điện lớn.

Thêm vào đó, các tiến bộ kỹ thuật cũng đã giúp xe hybrid có lượng khí thải thấp hơn theo từng năm. Đồn thời, xe hybrid có thể xem là cầu nối công nghệ nhằm đạt đến mục tiêu phát triển xe ô tô điện và cắt giảm hoàn toàn khí thải từ ô tô, qqua đó giúp giảm nhẹ tình trạng lao động mất việc làm ở mảng sản xuất phụ tùng động cơ và hộp số.

Takeshi Miyao, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu ngành công nghiệp ô tô Carnorama, cho biết: “Nếu việc áp dụng nhiên liệu không carbon diễn ra nhanh chóng, điều đó có thể khiến thời kỳ bùng nổ xe điện chạy pin đầu tiên kết thúc”.