>> Chiến sự Nga - Ukraine: Đòn hiểm từ xe tăng thế hệ mới

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng các cường quốc phương Tây đang tìm cách phá hủy mọi thứ của Nga.

Trong thời gian qua, Nga không ngừng lên tiếng cáo buộc Mỹ và các nước châu Âu đặt thế giới bên bờ vực của một cuộc xung đột tàn khốc.

Ông Maksim Buyakevich, Phó đặc phái viên Nga tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã cảnh báo Washington và các đồng minh cố tình leo thang căng thẳng quân sự ở Ukraine và kích động Kiev hành động quân sự chống lại Nga, bằng việc gửi hàng chục xe tăng chiến đấu hiện đại cho Ukraine.

Theo ông Maksim Buyakevich, các quyết định mới nhất của phương Tây về việc cung cấp vũ khí mới cho Ukraine chỉ khiến họ lún sâu hơn vào cuộc đối đầu vũ trang với quân đội Nga. 

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng cho rằng, tình hình hiện tại ở Ukraine cho thấy xung đột giữa Nga và phương Tây không còn là một cuộc chiến hỗn hợp mà sắp trở thành một cuộc chiến thực sự. "Các cường quốc phương Tây đang tìm cách phá hủy mọi thứ của Nga, từ ngôn ngữ đến văn hóa vốn tồn tại ở Ukraine hàng thế kỷ”, ông Lavrov nhấn mạnh.

Các chuyên gia quốc tế nhận định, khi chiến sự Nga- Ukraine dần tiến đến cột mốc 1 năm, sự ủng hộ của phương Tây với Kiev không có dấu hiệu suy giảm mà đang có xu hướng tăng dần. Điều này đã làm Moscow không ngừng thúc đẩy những cáo buộc về một cuộc chiến trực tiếp giữa quốc gia này và NATO. 

Tuy nhiên, ông William Alberque, từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, giải thích: “Chiến tranh giữa NATO và Nga chỉ xảy ra khi lực lượng Mỹ hoặc NATO tấn công từ lãnh thổ NATO để chống lại lực lượng Nga, lãnh thổ Nga hoặc người dân Nga.  Do đó, bất kỳ cuộc chiến nào của Ukraine – với bất kỳ loại vũ khí thông thường nào, chống lại bất kỳ lực lượng nào của Nga – đều không phải là cuộc chiến do Mỹ/NATO thực hiện, bất kể Nga khẳng định điều đó".

Ông John Herbst, cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine và là Giám đốc cấp cao của Trung tâm Á-Âu tại Hội đồng Đại Tây Dương, giải thích rằng việc khẳng định đối đầu trực tiếp giữa phương Tây và Nga cũng góp phần lý giải cho người dân Nga vì sao chiến sự Nga- Ukraine đã không thành công nhanh chóng như Nga kỳ vọng.

>> Vì sao phương Tây cấp “bảo bối” cho Ukraine?

Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 của quân đội Đức. Ảnh: AFP.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 của quân đội Đức. Ảnh: AFP.

Ông John Herbst cũng cho rằng cuộc chiến thông tin của Nga với phương Tây đã thành công hơn chiến dịch quân sự của họ ở Ukraine. Cuộc chiến thông tin này đã khiến một số người tại Washington lo ngại về việc tăng dần hỗ trợ quân sự cho Ukraine vì viễn cảnh Moscow sử dụng vũ khí hạt nhân trong tương lai. 

Đến nay, Mỹ và phương Tây đã không mở rộng cuộc chiến ra ngoài mục đích ban đầu là giúp Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công của Nga. Chính vì vậy, họ đang đẩy mạnh viện trợ vũ khí hiện đại cho Ukraine đạt được mục tiêu này.

Mặc dù vậy, Mỹ và phương Tây vẫn luôn có những cân nhắc trong từng hành động để tránh leo thang căng thẳng với Nga. “Một trong số ít mục tiêu mà giới lãnh đạo Nga và Mỹ chia sẻ vào lúc này là tránh xung đột trực tiếp giữa hai cường quốc,” ông Malcolm Chalmers, Phó Giám đốc tại Viện nghiên cứu Royal United Services Institute ở London, nói và nhấn mạnh Nga luôn ý thức được rằng một cuộc đối đầu trực tiếp với NATO sẽ kết thúc theo hướng không có lợi đối với họ. Và phương Tây cũng luôn hiểu điều này. Hai bên vẫn đang giữ nhũng ranh giới nhất định. Tuy nhiên, rủi ro đối đầu trực tiếp Nga- NATO vẫn luôn tiềm ẩn.