Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Giao dịch M&A: Nhận diện rủi ro pháp lý, phòng ngừa & giải quyết tranh chấp”, được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày hôm qua. Và hôm nay, Hội thảo này sẽ được tổ chức tại Hà Nội.

t

Theo các chuyên gia, cần xem xét các vấn đề pháp lý có thể phát sinh như việc mua lại cổ phần liệu có hợp pháp; quyền phát triển lô đất (8-12 Lê Duẩn) có được giap hợp pháp cho Công ty Lavennue hay không bằng việc kiểm tra quá trình cấp phép dự án Lavenue Crown?

Trong 10 năm qua, thị trường mua bán- sáp nhập (M&A) tại Việt Nam đã tạo ra giao dịch khoảng 4.350 thương vụ, với doanh số đạt gần 49 tỷ USD, thị trường này sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới cùng với sự khởi sắc đi lên của nền kinh tế trong nước.

Theo TS Trần Du Lịch, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), giao dịch M&A dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới, sự phát triển của thị trường, các rủi ro trong những thương vụ cũng xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là các rủi ro về mặt pháp lý, nguyên nhân chính dẫn đến đổ bể thương vụ hoặc thậm chí xảy ra những vụ tranh chấp kiện tụng ồn ào và tốn kém.

Đồng tình với quan điểm này, ông Phạm Duy Nghĩa, Giám đốc chương trình thạc sĩ Chính sách công, Đại học Fulbright Việt Nam, trọng tài viên VIAC đã lấy một số ví dụ về rủi ro M&A liên quan đến đất công diễn ra thời gian gần đây.

Theo đó, trong các giao dịch M&A với doanh nghiệp nhà nước cần lưu ý một số vấn đề về quyền phát triển dự án hoặc quyền sử dụng đất để tránh tranh chấp pháp lý về sau. Bởi, theo như quy định tại Luật Đất đai, quyền sử dụng đất hoàn toàn khác quyền xây dựng và phát triển dự án trên lô đất đó.  

Dẫn chứng cụ thể, phải kể đến vụ việc đang diễn ra tại công ty Lavenue, liên quan đến khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn. Về vụ việc này, theo ông Phạm Duy Nghĩa, cần xem xét các vấn đề pháp lý có thể phát sinh như việc mua lại cổ phần liệu có hợp pháp; quyền phát triển lô đất (8-12 Lê Duẩn) có được giao hợp pháp cho Công ty Lavennue hay không bằng việc kiểm tra quá trình cấp phép dự án Lavenue Crown? Trong trường TP.HCM thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và rút lại phê duyệt dự án Lavennue Crown, làm cách nào để giải quyết các hậu quả tài chính?...

Chính vì vậy, theo ý kiến chung của nhiều luật sư trong và ngoài nước đều cho rằng, phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài là tiên tiến và hiệu quả hơn nhiều so với chọn đưa nhau ra tòa.

Chia sẻ rõ hơn về điều này, Luật sư Đặng Xuân Hợp, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhận định: “Việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ngoài tòa án được xem là lựa chọn hữu ích đối với các doanh nghiệp”.

Theo đó, việc lựa chọn trọng tài trong nước sẽ giúp các doanh nghiệp thuận tiện và giảm thiểu về kinh tế. Khả năng thi hành và sự ủng hộ của tòa án trong nước cũng là một trong những thuận lợi đối với việc lựa chọn trọng tài trong nước.

Điều này cũng lý giải lý do vì sao số thương vụ tranh chấp sử dụng bằng con đường trọng tài viên ngày càng, Cụ thể, số liệu từ VIAC cho thấy, nếu như năm 1993, VIAC mới chỉ tiếp nhận và giải quyết được 8 vụ tranh chấp, thì đến ngày 10/12/2018, VIAC đã tiếp nhận và giải quyết được 159 vụ.

Tuy nhiên, trên thực tế có thể thấy rằng, các thủ tục để tiến hành đòi bồi thường thiệt hại khi xảy ra tranh chấp cũng đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức và tiền.

Điều đáng lưu ý trong mua bán sáp nhập là đa số các mâu thuẫn xảy ra do luật pháp Việt Nam và quốc tế có những quy định khác nhau, hợp đồng mua bán được điều chỉnh bởi luật pháp Việt Nam hay nước ngoài cần thể hiện rõ. Chính vì vậy, việc nhận biết được rủi ro và phòng ngừa là yếu tố tiên quyết để tránh những tranh chấp, rủi ro không cần thiết.

Vì vậy, Hội thảo “Giao dịch M&A: Nhận diện rủi ro pháp lý, phòng ngừa & giải quyết tranh chấp” hôm nay được kỳ vọng, sẽ đề cập đến nhiều phương thức giúp các doanh nghiệp chủ động nhận diện và giải quyết tranh chấp thương mại. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay.