Đế chế giày đế đỏ đặc trưng của nhà thiết kế người Pháp lâu nay luôn là niềm mơ ước muôn thuở của phái nữ trên toàn thế giới. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, đến nay Christian Louboutin vẫn là tên tuổi cao cấp và xa xỉ hàng đầu trong thị trường giày dành cho phái đẹp.

Từ cậu bé ở Đông Paris tới nhà thiết kế nổi tiếng thế giới

Sinh ra ở Paris, Pháp, vào năm 1963, nhà thiết kế giày nổi tiếng Christian Louboutin ít quan tâm đến việc học hành lớn lên. Anh ta là đứa con út được sinh ra từ một người thợ làm tủ và một người mẹ ở nhà. Cha anh không ở gần, vì vậy Louboutin đã dành rất nhiều năm đầu ở công ty của mẹ và ba chị gái.

Nhà thiết kế Christian Louboutin trong phòng làm việc.

Nhà thiết kế Christian Louboutin trong phòng làm việc.

Tình cờ Louboutin xảy ra với niềm đam mê của đời mình. Tất cả chỉ mất một chuyến đi đến một bảo tàng. Anh ta nhìn thấy một dấu hiệu chỉ ra rằng giày cao gót không được phép ở đó. “Tôi hoàn toàn bị mê hoặc bởi dấu hiệu đó. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy những đôi giày như vậy”, anh giải thích với W. Trước đó, Louboutin đã lấp đầy những cuốn sổ tay bằng bản phác thảo giày của mình. Ông được truyền cảm hứng thêm từ một cuốn sách về các thiết kế của Roger Vivier do một người bạn tặng cho ông. Vivier thiết kế giày cho Christian Dior vào những năm 1950.

Bị đuổi học từ năm 16 tuổi, Louboutin sớm đi làm tại quán rượu nổi tiếng ở Paris Folies Bergère. Ông ấy đã làm tất cả các công việc cho các vũ công, bao gồm thực hiện ước mơ cá nhân của ông ấy là tạo ra giày cho họ. Louboutin sau đó đã học được các hoạt động kinh doanh giày dép khi anh tìm được công việc với Charles Jourdan vào đầu những năm 1980.

Sau khi làm việc như một nhà thiết kế tự do một thời gian, Louboutin đã thành lập cửa hàng của riêng mình tại Paris vào đầu những năm 1990. Ông đã tìm thấy nguồn cảm hứng cho đế ngoài màu đỏ thương hiệu của mình vào năm 1993.

“Trợ lý của tôi đang ngồi đó, sơn móng tay màu đỏ. Tôi nhìn một lần và quyết định tô màu đỏ đế của mình như một tuyên bố cho mùa giải”, Louboutin nói với báo Giày dép. “Tôi nghĩ, 'Trời ơi! Đế đỏ rất đẹp” và khách hàng của tôi yêu cầu tôi không dừng lại.”

Đôi giày nghệ thuật nhưng gợi cảm của anh đã sớm thu hút được sự yêu thích của Công chúa Caroline của Monaco, một trong những khách hàng đầu tiên của anh. Madonna mang giày cao gót nguy hiểm trong một số video của mình, giúp giới thiệu thế giới với Louboutin.

Trong những năm qua, Louboutin đã tiếp tục ra mắt sau mùa giày dép tưởng tượng. “Để lấy cảm hứng, tôi thường tưởng tượng một cô gái mê đắm sống cuộc đời trong rạp xiếc”, anh giải thích với tạp chí Marie Claire.

Ông đã biến đôi giày đẹp siêu thực của mình thành một câu chuyện thành công quốc tế. Theo tờ The New Yorker, anh bán hơn 500.000 đôi giày tuyệt vời của mình mỗi năm. Chi phí để có được một cặp Louboutin có thể dao động từ gần 400 đô la đến 6.000 đô la. Louboutin có các cửa hàng trên khắp thế giới ngoài trụ sở tại Paris của mình.

Olivia Wilde khoe những đôi giày Christian Louboutin trên thảm đỏ lễ trao giải Quả cầu vàng 2011.

Ngoài giày của phụ nữ, Louboutin đã làm việc để mở rộng phạm vi của mình trong thời trang. Ông đã phân nhánh vào túi xách vào năm 2003, ra mắt một dòng giày nam vào năm 2011 và kể từ đó đã giới thiệu sơn móng tay, son môi và nước hoa của mình.

"Giải mã" giày đế đỏ

Chất lượng da, kỹ thuật đóng giày và màu đỏ "huyền thoại" ở đế khiến hàng triệu phụ nữ khắp thế giới phát cuồng và sẵn sàng "phóng tay" để sở hữu một đôi Louboutin.

Làng mốt thế giới truyền tụng một câu nói vui: "Xe Ferrari phải màu đỏ, túi Hermes phải màu cam và giày Louboutin phải có đế màu đỏ - màu đỏ sậm mà vẫn tươi mới".

Mẫu giày sau khi được phác thảo xong sẽ được các chuyên gia tìm chất liệu và xử lý khâu đóng giày.

Mẫu giày sau khi được phác thảo xong sẽ được các chuyên gia tìm chất liệu và xử lý khâu đóng giày.

Câu chuyện về nguồn gốc của màu đỏ huyền thoại ở phần đế giày bắt đầu từ năm 1993 - hai năm sau khi Christian Louboutin khởi nghiệp. Khi ấy, ông muốn làm một đôi giày lấy cảm hứng từ bức họa Flowers của nghệ sĩ Andy Warhol. Đôi giày đầu tiên hoàn thành ở Italy có màu hồng và đính hoa vải màu chói theo đúng nguyên tác. Tuy nhiên, nó vẫn có gì đó nhạt nhòa hơn bức họa chính mà ông không hiểu vì sao.

Ngay lúc Louboutin nhận ra vấn đề nằm ở phần đế giày màu đen làm tối sản phẩm, ông chợt nhìn thấy một cô nhân viên đang sơn móng tay của mình màu đỏ tươi. Louboutin chộp lấy lọ sơn, phết lên phần đế và sau đó tác phẩm gần như trở nên hoàn hảo như chính bức họa. Cũng từ đó, màu đỏ của phần đế trở thành dấu ấn đặc trưng dễ nhận biết nhất của thương hiệu Louboutin. Nhà thiết kế Pháp hài hước nhận xét về sự hấp dẫn của phần đế: "Đàn ông như những con bò mộng. Họ không thể bỏ qua màu đỏ".

"Ông hoàng giày đế đỏ" cũng có niềm tin đôi giày có tác động quan trọng đến con người: "Giày sẽ quyết định cách đi, dáng đứng của bạn. Một đôi giày không tạo được cảm giác thoải mái sẽ không bao giờ giúp người mang nó có được một tư thế tốt". Nhà thiết kế ước tính có khoảng 3.000 phụ nữ trên thế giới mà mỗi người sở hữu 500 đôi giày của ông.

Những ngôi sao Hollywood hạng A không nằm ngoài danh sách này. Jennifer Lopez mê giày Louboutin đến mức sáng tác nên ca khúc mang tên Louboutins. Giọng ca tóc vàng Christina Aguilera chỉ toàn dùng giày của hãng trong suốt tour lưu diễn Back to Basics. Nữ ca sĩ da màu sành điệu Beyonce cũng có hẳn một tầng dành riêng cho những đôi giày hiệu Louboutin. Ngay cả Victoria Beckham khi mang bầu cũng không thể từ bỏ những chiếc giày cao lênh khênh mà đẳng cấp này. Hiện tại, tín đồ số một của thương hiệu này là nữ văn sĩ người Mỹ Danielle Steel - người từng lập kỷ lục mua cùng lúc 80 đôi và có sưu tập hơn 6.000 đôi giày.

Bên cạnh phần đế đỏ độc đáo, điều giúp giày Louboutin trở nên đẳng cấp là công đoạn thực hiện thủ công.

Dù chỉ cao 3 cm hay chênh vênh đến 25 cm, độ thoải mái và tính an toàn của đôi giày vẫn là nguyên tắc được đặt lên hàng đầu. Những đôi giày platform của Louboutin có thể lên đến 20 cm mà vẫn đem đến cho người mang cảm giác nhẹ nhàng, chắc chắn. Vì thế, chúng luôn là sự lựa chọn của các ngôi sao để tỏa sáng khi xuất hiện trên thảm đỏ.

Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, đến nay Christian Louboutin vẫn là tên tuổi cao cấp và xa xỉ hàng đầu trong thị trường giày dành cho phái đẹp.

Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, đến nay Christian Louboutin vẫn là tên tuổi cao cấp và xa xỉ hàng đầu trong thị trường giày dành cho phái đẹp.

Bản thân nhà thiết kế cũng tự hào nhận xét về "đứa con" của mình: "Nếu giày gót nhọn nhìn mong manh lại có thể nâng đỡ trọng lượng cơ thể người mang vững chắc thì tôi xem đó là đặc điểm đầy tính khoa học". Tính khoa học để đạt được sự hoàn hảo ấy nằm ở bộ cốt giày cùng bộ đỡ gót giày bằng kim loại.

Cốt giày (hay còn gọi là khuôn giày) là yếu tố mang tới chất lượng của một đôi giày. Cốt giày của Louboutin được làm từ nhiều loại gỗ cao cấp, trong đó có loại gỗ sồi lâu năm nên gần như không bị ảnh hưởng bởi tác động của thời tiết, đảm bảo kiểu dáng và kích cỡ luôn bền vững với thời gian. Hơn nữa, chúng được làm ra với sự đối xứng và độ cân bằng tuyệt đối, tỷ lệ khoa học nhằm tạo sự thoải mái cho chân người mang.

Yếu tố thứ hai quyết định đến tính an toàn của một đôi giày Louboutin là bộ nâng đỡ chắc chắn bằng kim loại - luôn được gắn vào bên trong mỗi gót giày. Không phải hãng giày nào cũng đưa bộ đỡ này vào phần gót, nhất là với mẫu giày chỉ cao từ 3 - 5 cm. Nhưng với Christian Louboutin, bộ đỡ kim loại này có mặt trong tất cả các dòng sản phẩm, từ những đôi chỉ cao 3 cm đến những đôi chót vót. Chúng giúp đảm bảo tính cân bằng trong phân tán trọng lực, tạo nên sự duyên dáng nhưng vững chãi đến khó tin của những chiếc gót cao nhìn vô cùng mảnh mai ấy. Vì ưu điểm vượt trội đó, toàn bộ thiết kế cũng như tỷ lệ, kích cỡ của bộ đỡ này được xem là một bí mật thương nghiệp.

Ngoài phần khung chắc chắn, mỗi đôi giày cao gót của Christian Louboutin còn được xem là một tác phẩm nghệ thuật nhờ vẻ ngoài. Chỉ riêng về chất liệu vải bọc giày mà chủ yếu là vải da, Louboutin luôn sử dụng chất liệu hàng đầu. Nếu như các hãng giày từ trung cấp trở xuống thường ghép nối các mảnh da, vải và giấu đường may vào trong hoặc dưới đế giày để tiết kiệm nguyên liệu, thì với Christian Louboutin, ông luôn sử dụng những miếng da hoặc vải liền một khối được cắt theo mẫu cho trước để ốp vào khuôn giày. Điều này nhằm đảm bảo độ thống nhất và bền đẹp cho thành phẩm.

Với sự kỳ công và tâm huyết lớn lao ấy nên dù có giá từ khoảng vài trăm đến vài nghìn USD cho mỗi đôi, hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới vẫn có khao khát muốn được xỏ chân vào món đồ cao cấp và xa xỉ này.

Christian Louboutin cho biết, dù từng nhận nhiều yêu cầu, ông chưa bao giờ có ý định mở rộng thêm một dòng sản phẩm giá thấp hơn, bởi điều đó sẽ bão hòa chất lượng. Nhà thiết kế khẳng định: "Sẽ là một sự xúc phạm với tôi nếu đặt tên tôi cho một thiết kế mà bản thân tôi không thấy hãnh diện".

Cuộc chiến bảo vệ bản quyền của Christian Louboutin

Khi một thương hiệu bán được 700.000 đôi giày cao gót trong một năm, thu về hàng trăm triệu USD, khi những đôi giày chiếm đến 25% tổng danh thu của một thương hiệu, thì chuyện cố gắng bảo hộ nhãn hiệu, thậm chí chỉ giới hạn ở màu sắc đế giày, là điều không mấy khó hiểu đối với nhà tạo mốt nổi tiếng toàn cầu như Christian Louboutin.

Chính vì thế vào tháng 1/2010, Louboutin đã đăng ký cho nhãn hiệu số 0874489 cho hàng hóa thuộc nhóm 25 (các sản phẩm thời trang bao gồm quần áo, giày dép), với mô tả “màu đỏ được sử dụng cho đế giày".

Christian Louboutin và cuộc chiến bảo vệ nhãn hiệu giày đế đỏTuy nhiên vào năm 2011, làng mốt thế giới đã xôn xao với cuộc chiến khốc liệt giữa 2 ông vua giày cao gót là Louboutin và Yves Saint Laurent.

Khoản bồi thường 1 triệu đô la cho hành vi “vi phạm thương hiệu và cạnh tranh không lành mạnh” đã được Louboutin đệ trình vào tháng 4 nhằm cáo buộc YSL đã gây ra nhầm lẫn cho người tiêu dùng- những người vốn đã rất quen thuộc với giày đế đỏ của Louboutin. Thế nhưng YSL cũng không im lặng trước những cáo buộc trên. YSL cho hay họ đã từng tạo ra những đôi giày đế đỏ từ năm 1962 và việc sử dụng màu đỏ ở đế giày đã có trong lịch sử từ rất lâu. Điển hình là đôi giày nhảy đế đỏ của vua Luis XIV và sau đó là đôi dép rubi vô cùng nổi tiếng của Dorothy trong bộ phim “The Wizard of Oz”.

Dù là một người rất ngưỡng mộ vẻ đẹp nóng bỏng của những đôi giày cao gót đế đỏ nhưng thẩm phán Marrero đã phải cho biết nhiều thông tin không có lợi cho Louboutin. Ông cho hay, vì trong ngành công nghiệp thời trang, màu sắc đóng vai trò tiên quyết trong việc thúc đẩy cạnh tranh vậy mà Louboutin lại không chắc sẽ chứng minh được thương hiệu giày đế đỏ đã được công nhận quyền bảo hộ nhãn hiệu trước đó.

Phán quyết của vị thẩm phán Liên Bang vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Haley Lewin - vị luật sư của Louboutin cho rằng ngay cả trong nền công nghiệp thực phẩm thì bao bì và màu sắc của sản phẩm sẽ giúp phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác huống chi trong nền công nghiệp thời trang thì màu đỏ tươi trên một bộ phận đặc trưng không thể lẫn vào đâu là gót giày vốn đã gắn liền với thương hiệu Louboutin có gì là không thể?

Cuối cùng, tòa án đã đưa ra phán quyết cuối cùng khiến cả hai bên đều hài lòng. Yves Saint Laurent có thể tiếp tục bán mẫu giày đỏ đơn sắc của họ miễn là toàn bộ giày đều màu đỏ, trong khi Christian Louboutin đã được cấp quyền sở hữu độc quyền “chữ ký” của đế chế mình: màu đỏ trên đế giày và quyền sở hữu này sẽ hoàn toàn được luật pháp bảo hộ.

Đến năm 2013, vụ kiện phức tạp nhất của họ cũng xảy ra với Công ty của Van Haren.

Sau quá trình xét xử, Tòa án quận Hague của Hà Lan ra phán quyết yêu cầu Van Haren ngừng sản xuất giày cao gót với đế màu đỏ vì xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu Louboutin.

Cùng với đó, Tòa án Hà Lan phải chờ sự can thiệp của Tòa án Tư pháp Liên minh châu Âu (CJEU) để trả lời cho khái niệm “hình dáng” giới hạn trong các thuộc tính ba chiều của hàng hóa, như đường viền, các phép đo... và liệu khái niệm này có bao gồm các đặc tính khác của hàng hóa, như màu sắc, hay không.

Louboutin đưa ra lý lẽ rằng nhãn hiệu được bảo hộ thì không thuần túy chỉ là về hình dáng mà còn có thể là dấu hiệu màu sắc đặc trưng.

Luật sư Hà Lan, Maciej Szpunar cũng đã đưa ra quan điểm thuyết phục của mình trong việc ủng hộ Christian Louboutin. Cụ thể, luật sư này cho rằng khía cạnh màu sắc của một sản phẩm cũng cần được quan tâm như những khía cạnh khác của sản phẩm đó như kiểu dáng, logo… Bởi vậy, cũng như kiểu dáng của sản phẩm, việc tìm kiếm bảo hộ nhãn hiệu về màu sắc liên quan đến kiểu dáng đó là hoàn toàn cần thiết và chính đáng.

Về lý luận, dấu hiệu màu sắc thuần túy là được thừa nhận là nhãn hiệu được gọi là nhãn hiệu phi truyền thống (non-traditional mark).

Theo thông tin được đăng tải trên Vietnam Plus thì tại Việt Nam hiện vẫn chưa có sự thừa nhận chính thức các dấu hiệu này với tư cách là nhãn hiệu.

Bởi theo quy định của pháp luật Việt Nam, màu sắc chỉ là cách thức thể hiện của “dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó” (Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ), màu sắc chưa được coi là “dấu hiệu” độc lập để trở thành nhãn hiệu.