>>>Hậu mất khả năng thanh toán lãi trái phiếu, VKC "có biến" mới

20 triệu cổ phiếu VKC của Công ty CP VKC Holdings sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc từ ngày 25/4.

20 triệu cổ phiếu VKC của Công ty CP VKC Holdings sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc từ ngày 25/4.

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), 20 triệu cổ phiếu VKC của Công ty CP VKC Holdings sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc từ ngày 25/4. Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu này trên HNX là ngày 24/4. Lý do được HNX đưa ra là do công ty này có tổng số lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại ngày 31/12/2022 và đơn vị kiểm toán đã từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2022 của VKC Holdings.

Do đó, cổ phiếu của công ty này thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm e và điểm h khoản 1 Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020 mới công bố, VKC Holdings ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 246 tỷ đồng, giảm hơn 72% so với năm trước. Trong năm, do gánh nặng lãi vay cùng các chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng cao, khiến doanh nghiệp này lỗ ròng  gần 240 tỷ đồng, năm trước lãi hơn 2,3 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 31/12/2022 âm gần 217 tỷ đồng.

Theo giải trình của doanh nghiệp, trong năm 2022, công ty đã gặp nhiều biến cố. Số lỗ này chủ yếu do chi phí xử lý hàng tồn kho kiểm kê thiếu không rõ nguyên nhân, chi phí lãi vay và lãi trái phiếu, chi phí xử lý tài sản cố định không được hình thành và chi phí dự phòng phải thu khó đòi. Trong khi đó, doanh thu lại giảm mạnh do thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Cũng theo lãnh đạo của doanh nghiệp này, năm 2022, hoạt động kinh doanh của Công ty cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước tình trạng lãi suất trong năm tăng cao để kiểm soát lạm phát, cùng với biến động về nhân sự chủ chốt và các sai phạm có liên quan đã khiến Công ty gặp muôn vàn khó khăn.

Tính tới cuối năm 2022, tổng tài sản của doanh nghiệp đạt hơn 406 tỷ đồng, giảm hơn 40,3% so với hồi đầu năm, chủ yếu do giảm tài sản ngắn hạn từ hơn 532 tỷ đồng, xuống còn hơn 285 tỷ đồng. Cơ cấu tài sản năm 2022 vẫn tương đồng với năm trước khi tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn (hơn 70%) trong cơ cấu tài sản.

>>>HDS thông tin về dịch vụ tư vấn phát hành trái phiếu VKC

Thị giá cổ phiếu VKC chỉ còn 1.300 đồng/cổ phiếu.

Thị giá cổ phiếu VKC chỉ còn 1.300 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, số liệu chi tiết của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đã có sự biến động lớn, khi đều ghi nhận mức giảm mạnh so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu khiến tài sản ngắn hạn đã phải trích lập dự phòng cho các chỉ mục khoản phải thu và hàng tồn kho.

Tại thời điểm 31/12/2022, tổng nợ phải trả của VKC Holdings ghi nhận 402 tỷ đồng, giảm 8,17% so với cùng kỳ. Trong cơ cấu nợ phải trả, nợ dài hạn gần như không chiếm tỷ trọng khi nợ ngắn hạn chiếm đến 99,76% trong tổng số nợ phải trả, nợ dài hạn chỉ chiếm 0,24%.

Đến năm 2022, khoản trái phiếu dài hạn 200 tỷ đồng đã đến hạn trả và được kết chuyển từ khoản mục nợ dài hạn lên nợ ngắn hạn. Nhìn chung, nợ ngắn của VKC Holdings gần như đến từ các khoản vay từ các tổ chức tài chính và khoản trái phiếu đến hạn trả.

Dòng tiền kinh doanh năm 2022 của doanh nghiệp này cũng ghi nhận âm hơn 77,3 tỷ đồng; dòng tiền đầu tư dương hơn 86,4 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận âm gần 33,5 tỷ đồng. Tính đến cuối năm, doanh nghiệp chỉ còn hơn 1,6 tỷ đồng tiền và tương đương tiền.

Một điểm đáng chú ý nữa trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 của doanh nghiệp này là đơn vị kiểm toán từ chối ra ý kiến kiểm toán liên quan đến chi tiêu phải thu và trả trước vì không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toàn để làm cơ sở ra ý kiến kiểm toán.

Công ty không xác định giá trị hợp lý của khoản đầu tư thể hiện trên Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2022 với số tiền là 36 tỷ đồng. Do đó, kiểm toán không đánh giá liệu có cần thiết phải trích lập chi phi dự phòng các khoản đầu tư này hay không.

Bên cạnh đó, theo mô tả dòng tiền từ đợt phát hành trái phiếu, VKC Holdings đã chi không đúng mục đích theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường số 41NQ/ĐHĐCĐ/VCOM/2021 ngày 08/12/2021 và không đúng mục đích theo Bản công bố thông tin ngày 03/12/2021 với số tiền là gần 35 tỷ đồng.

Ngoài ra, kiểm toán viên cũng nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp này, do trên Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2022, khoản lỗ thuần lũy kế của Công ty là gần 217 tỷ đồng, các khoản nợ ngắn hạn của Công ty đã vượt quá tổng tài sản ngắn hạn của Công ty với số tiền là gần 116 tỷ đồng, Công ty có một số khoản nợ vay ngắn hạn và nợ tiền lãi vay, trái phiếu đã quá hạn thanh toán với tổng giá trị ước tính là 178 tỷ đồng.