“Gậy ông đập lưng ông”!

Trong nhiều thập kỷ, các công ty Mỹ biết rằng làm việc với Trung Quốc đòi hỏi rất nhiều sự hy sinh. Bắc Kinh thường buộc các doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với các công ty địa phương và thành lập các đơn vị nhánh. Đồng thời các công ty của Mỹ phải chia sẻ quyền truy cập dữ liệu, mã nguồn hoặc chuyển giao công nghệ cho chính phủ Trung Quốc.

Microsoft hiện có khoảng 6.000 nhân viên tại Trung Quốc, với các văn phòng đặt ở Thượng Hải, Bắc Kinh và Tô Châu.

Microsoft hiện có khoảng 6.000 nhân viên tại Trung Quốc, với các văn phòng đặt ở Thượng Hải, Bắc Kinh và Tô Châu.

Đó chính là một kịch bản quen thuộc của chính quyền Bắc Kinh khi đối phó với các công ty Mỹ làm việc tại Trung Quốc. 

Microsoft, công ty công nghệ hàng đầu của nước Mỹ, đã bắt buộc phải đồng ý cấp cho chính phủ Trung Quốc quyền truy cập mã nguồn của mình vào năm 2003 để giải quyết những lo ngại về an ninh quốc gia. Công ty cho biết vào thời điểm đó rằng việc chia sẻ thông tin đó là nhằm giúp các chính phủ nước ngoài "tự tin vào tính bảo mật của nền tảng Windows".

Một trường hợp khác, các dịch vụ iCloud của Apple ở Trung Quốc đại lục được vận hành bởi một công ty Trung Quốc. Công ty tại Thung lũng Silicon buộc phải làm như vậy để tuân thủ các quy tắc an ninh mạng của đất nước này, vốn yêu cầu các công ty phải lưu trữ dữ liệu về người dùng Trung Quốc trong nước.

Và thời điểm này, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa cấm TikTok nếu ứng dụng không được kiểm soát bởi một công ty Mỹ. Chính quyền Trump dùng lý do lo ngại dữ liệu người dùng Mỹ có nguy cơ rơi vào tay chính phủ Trung Quốc để bắt buộc ByteDance và Bắc Kinh phải đồng ý với các thỏa thuận do Mỹ đưa ra. 

Các chuyên gia nhận định, TikTok dường như trở thành một quân cờ trong cuộc chơi chính trị và ngoại giao Mỹ-Trung.

James Lewis, phó chủ tịch cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington D.C, nhận định: “Mỹ đang dùng chính chiêu thức “What goes around comes around - gậy ông đập lưng ông” để trả đũa Trung Quốc.

Giờ đây TikTok nhất định phải thuộc về Mỹ?

Ban đầu, một thỏa thuận để cứu vãn hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ chỉ cho thấy Walmart và Oracle sẽ nắm cổ phần thiểu số, khoảng 20%, trong một công ty có tên là Tiktok Global, đặt tại Mỹ. 

Đồng thời, Oracle sẽ trở thành "đối tác công nghệ đáng tin cậy" và TikTok sẽ chỉ cấp cho công ty công nghệ có trụ sở tại California khả năng lưu trữ dữ liệu người dùng Mỹ và mã nguồn sẽ vẫn thuộc về ByteDance.

TikTok nhất định phải thuộc về Mỹ?

TikTok nhất định phải thuộc về Mỹ?

Tuy nhiên, vào tuần trước, một thông báo từ ByteDance – công ty mẹ của TikTok cho thấy họ sẽ tiếp tục sở hữu hầu hết cổ phần của ứng dụng video đoạn ngắn này và điều này đã làm xáo trộn tất cả tính thống nhất của thỏa thuận các bên.

Tất nhiên là nước Mỹ và Donald Trump không đồng ý!

Theo như ý định của chính quyền Trump, ByteDance sẽ “không được quyền” nắm giữ thực thể mới hoặc cùng lắm là “một chút”. Thay vào đó, TikTok Global sẽ được sở hữu hầu như bởi các nhà đầu tư quốc tế của Mỹ và ByteDance.

Các khía cạnh khác của thỏa thuận cũng trở nên chính trị hóa nặng nề. Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối tuần trước cho biết ông đã yêu cầu các công ty liên quan "giúp ông" tài trợ một quỹ giáo dục trị giá 5 tỷ USD để dạy mọi người về "lịch sử thực sự của nước Mỹ".

Một "Bức tường Berlin ảo mới"

Xét cho cùng, từ trước đến nay, triết lý về công nghệ của Trung Quốc đã khiến nước này tạo ra Great Firewall - Bức tường lửa lớn, một cơ chế kiểm duyệt lớn giúp hạn chế và loại bỏ một số nội dung được cho là “không phù hợp” với người dùng internet Trung Quốc. Google, YouTube, Facebook và Twitter tất cả đều phải đứng ngoài nhìn vào thị trường 1,4 tỷ dân mà “thèm thuồng” mà không thể làm gì.

Bắc Kinh đang giám sát và quản lý chặt chẽ hệ thống đó, vì đã nhận ra tiềm năng của internet để tác động đến cách nhìn của người dân nước này đối với thế giới.

Khi Internet được phát minh cách đây hơn 30 năm và được thương mại hóa trong nhiều thập kỷ sau đó. Người ta tin rằng, đây sẽ là một nền tảng mà qua đó bất kỳ người nào trên thế giới có thể giao tiếp với bất kỳ ai khác trên thế giới.

Tuy nhiên, giờ đây Washington ngày càng cho thấy họ sẵn sàng đi theo con đường mà Trung Quốc đã đi qua. 

Vào tháng 8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, chính phủ Mỹ sẽ tìm cách hạn chế phạm vi tiếp cận của các công ty Trung Quốc tại Mỹ bằng cách cấm họ khỏi các cửa hàng ứng dụng, dịch vụ đám mây và các mạng kỹ thuật số khác.

Susan Ariel Aaronson, giáo sư tại Đại học George Washington, cho rằng: “Điều khiến tôi lo lắng là Mỹ đang trở thành Trung Quốc bằng cách chặn các ứng dụng ".

Trong nhiều tháng qua, các chuyên gia đã cảnh báo rằng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang tạo ra một thế giới nơi các công ty công nghệ được xem là các “tác nhân quốc gia” thay vì các “công ty đa quốc gia”. Và khi mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xấu đi, ảnh hưởng của nó có nguy cơ tạo ra cái mà Tập đoàn Eurasia từng gọi là "Bức tường Berlin ảo mới".

Bức tường Berlin - Biểu tượng lịch sử của

Bức tường Berlin - Biểu tượng lịch sử của "Chiến tranh lạnh".

Cuối cùng, các chuyên gia nghiên cứu về an ninh mạng và quan hệ Mỹ-Trung cho rằng, các ứng dụng Trung Quốc đang được coi là mối đe dọa và không an toàn.

Việc nước Mỹ đang làm với Trung Quốc có thể sẽ tạo ra một “hiệu ứng gợn sóng”, khiến các quốc gia khác trên thế giới sẽ quay lưng với các công ty công nghệ và ứng dụng của Trung Quốc. Lấy ví dụ như Ấn Độ, quốc gia này đã cấm một loạt ứng dụng của Trung Quốc trong một cuộc tranh cãi địa chính trị rộng lớn.

Trong một diễn biến rất liên quan, cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung lại bước sang một chặng mới. Tờ The Wall Street Journal hôm 26/09 đưa tin, Washington đã yêu cầu các công ty Mỹ phải có giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ thì mới được cung cấp công nghệ bán dẫn cho Semiconductor Manufacturing International Corp. (SMIC), tập đoàn sản xuất vi mạch lớn nhất của Trung Quốc.