Thông tin từ Sở Tài nguyên & Môi trường TP. Đà Nẵng, hoạt động nạo vét, duy tu tuyến luồng hàng hải là hoạt động thường xuyên, giai đoạn 2008 đến năm 2016, hàng năm tuyến luồng hàng hải Đà Nẵng được duy tu, đảm bảo độ sâu cho tàu thuyền ra, vào bến cảng Tiên Sa an toàn, thuận lợi. Từ năm 2016 đến nay, tuyến luồng nêu trên chưa được duy tu.

Do đó, sau khi tiếp nhận đề nghị của chủ đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã phối hợp với Cục hàng Hải Việt Nam, các đơn vị liên quan để tìm kiếm vị trí trên bờ có khả năng tiếp nhận chất nạo vét. Tuy nhiên, qua khảo sát, chất nạo vét tại các tuyền luồng hàng hải thành phố chủ yếu là bùn, tỷ lệ cát thấp, độ kết dính bùn đất không cao, khó có thể tận dụng trong các kết cấu hạ tầng, vật liệu san lấp mặt bằng nên chưa tìm được vị trí tiếp nhận.

Vì lâu ngày không được nạo vét, duy tu nên cảng Tiên Sa không thể đón các tàu tải trọng lớn.

Vì lâu ngày không được nạo vét, duy tu nên cảng Tiên Sa không thể đón các tàu tải trọng lớn.

"Nhằm tháo gỡ vướng mắc nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND thành phố ban hành công văn số 1536/UBND – STNMT ngày 29/5/2018 đồng ý về nguyên tắc cho phép Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc nhận chìm chất nạo vét duy tu luồng hàng hải giai đoạn 2021-2025 tại khu vực biển có diện tích 100ha với khối lượng nhận chìm khoảng 200.000 m3", ông Võ Nguyên Chương - Phó Giám đốc Sở TN&MT TP. Đà Nẵng thông tin.

Theo Sở TN&MT TP. Đà Nẵng, việc chấp nhận về nguyên tắc nêu trên là cơ sở bước đầu để triển khai các thủ tục tiếp theo. UBND thành phố cũng đã yêu cầu Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc thực hiện đầy đủ các yêu cầu về nhận chìm được quy định tại Điều 57 Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo trước khi tiến hành nhận chìm. Ngoài ra, phải đảm bảo thực hiện các thủ tục đánh giá tác động môi trường và giấy phép nhận nhận chìm.

Các cơ quan, đơn vị và chuyên gia đã thống nhất vị trí nhận chìm nêu trên không ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, an toàn hàng hải.

Đà Nẵng đã thống nhất vị trí nhận chìm vật chất không ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, an toàn hàng hải.

Trong quá trình tham mưu  UBND thành phố chấp thuận về nguyên tắc cho nhận chìm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức các cuộc họp với các sở, ban, ngành, các lực lượng vũ trang và các chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể để lấy ý kiến thống nhất đánh giá về chuyên môn. Các cơ quan, đơn vị và chuyên gia đã thống nhất vị trí nhận chìm nêu trên không ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, an toàn hàng hải. Riêng các yếu tố tác động môi trường sẽ được xem xét cụ thể tại báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Theo đó, thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án là của Bộ Giao thông vận tải. Còn lại, việc cấp phép nhận chìm và giao khu vực biển nhận chìm là của UBND thành phố Đà Nẵng. Căn cứ nội dung ĐTM được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, Sở TN&MT sẽ tham mưu UBND thành phố xem xét cấp phép nhận chìm và giao khu vực biển theo thẩm quyền. Việc nhận chìm trên thực tế chỉ được thực hiện sau khi hoàn tất các thủ tục nêu trên.

"Đối với các hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến việc nhận chìm trong thời gian đến, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát trên toàn bộ vùng biển thuộc phạm vi quản lý của thành phố nhằm đánh giá, xác định các khu vực biển có khả năng tiếp nhận chất nạo vét để UBND thành phố thực hiện việc công bố địa điểm nhận chìm chất nạo vét trên biển theo đúng quy định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa. Về lâu dài, Sở TN&MT cũng phối hợp với các cơ sở nghiên cứu để tận dụng chất nạo vét làm vật liệu san lấp, vật liệu xây dựng", ông Võ Nguyễn Chương cho biết.