>> "Những ngày không thể quên lại tô thắm văn hoá đạo đức kinh doanh của doanh nhân"

>> Doanh nhân Việt Nam nêu cao tinh thần dân tộc vì quốc gia hùng cường, thịnh vượng

Chiều 12/10, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn văn hoá doanh nghiệp và công bố Lễ tôn vinh Doanh nhân, Doanh nghiệp Thăng Long năm 2022 với chủ đề “Văn hoá Doanh nghiệp hội nhập, phát triển” sẽ được tổ chức vào ngày 10/11 tới đây.

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã tập trung trao đổi về vai trò văn hoá doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay; những nội dung cơ bản trong thực hiện văn hoá doanh nghiệp, thuận lợi và khó khăn...

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã tập trung trao đổi về vai trò văn hoá doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay; những nội dung cơ bản trong thực hiện văn hoá doanh nghiệp, thuận lợi và khó khăn...

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã tập trung trao đổi về vai trò văn hoá doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay; những nội dung cơ bản trong thực hiện văn hoá doanh nghiệp, thuận lợi và khó khăn...

Đánh giá vai trò của văn hóa trong sự phát triển của doanh nghiệp, Tiến sĩ Lê Doãn Hợp, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định, văn hóa là nền tảng của mọi sự phát triển và với doanh nghiệp thì văn hóa lại càng trở lên quan trọng. Bởi lẽ, chỉ có văn hóa mới giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lành mạnh và bền vững. “Việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp gần như là tiêu chuẩn mang tính đạo đức trong sản xuất kinh doanh mà chúng ta cần quan tâm. Văn hóa là tinh hoa của đạo đức. Doanh nghiệp không có văn hóa thì không bao giờ có thể phát triển bền vững”, ông Lê Doãn Hợp chia sẻ.

Cũng theo Tiến sĩ Lê Doãn Hợp, văn hóa doanh nghiệp tập trung vào 3 vấn đề chính gồm: Văn hóa của người đứng đầu; văn hóa thước đo về kinh tế cần minh bạch, rõ ràng, việc này cần quy chế quản lý nội bộ chặt chẽ; văn hóa ứng xử giữa con người với con người, từ người đứng đầu đến người cuối cùng trong bộ máy sản xuất phải ứng xử với nhau có văn hóa, tôn vinh nhau bằng văn hóa, sống với nhau bằng văn hoá.

Đồng quan điểm, ông Bạch Thăng Long, Phó tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cũng cho rằng: Văn hóa kinh doanh và đạo đức doanh nhân là yếu tố then chốt tạo nên triết lý kinh doanh, niềm tin của khách hàng là giá trị cốt lõi để doanh nghiệp xây dựng, giữ gìn, phát triển thương hiệu.

Không một thương hiệu mạnh nào không được xây dựng trên một nền tảng văn hóa doanh nghiệp ngày càng vững chắc và hấp dẫn. Nói rộng ra, văn hoá chính là nền tảng phát triển của doanh nghiệp, khi nền tảng văn hoá vững thì doanh nghiệp mới phát triển bền vững. Văn hóa tạo nên hình ảnh và thể hiện qua hình ảnh, diện mạo, thương hiệu đặc sắc của doanh nghiệp.

ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội

"Doanh nhân, với vai trò là người thủ lĩnh của doanh nghiệp, chính là chủ thể mang tính hạt nhân quyết định, thúc đẩy quá trình này. Để xây dựng văn hoá kinh doanh, các doanh nghiệp cần tạo sự đồng nhất về tư tưởng, nhận thức trong giới doanh nhân cũng như toàn xã hội về các giá trị đạo đức mà doanh nhân cần tuân thủ, bắt đầu bằng việc xây dựng và khuyến khích thực hành quy tắc đạo đức doanh nhân, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội cho biết.

>> Tôn vinh 6 doanh nhân tiêu biểu đóng góp xuất sắc trong phòng, chống COVID-19 tại Việt Nam

>> Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu ủng hộ xây dựng 212 căn nhà Đại đoàn kết

Tại Diễn đàn, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội đã công bố Lễ tôn vinh Doanh nhân, Doanh nghiệp Thăng Long năm 2022” với chủ đề “Văn hoá Doanh nghiệp hội nhập, phát triển” sẽ được tổ chức vào ngày 10/11 tới đây.

Lễ tôn vinh do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội và Ban thi đua khen thưởng Thành phố tổ chức dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

Chương trình nhằm tôn vinh những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong quá trình sản xuất kinh doanh, tích cực tham gia các hoạt động của Hiệp hội và phong trào an sinh xã hội, và các hoạt động khác nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, thi đua sản xuất kinh doanh, chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế; đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

Ông Mạc Quốc Anh cho biết, Lễ tôn vinh có sự tham dự của gần 200 doanh nghiệp đại diện cho hơn 351.000 doanh nghiệp Thủ đô. Các doanh nghiệp sẽ được đón nhận những phần thưởng cao quý như Huân chương Lao động; Cờ đơn vị xuất sắc phong trào thi đua của Chính phủ; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Khen thưởng cúp Thăng Long; Cờ đơn vị xuất sắc phong trào thi đua của Thành phố Hà Nội; Bằng khen của UBND Tp. Hà Nội; Bằng khen của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Cũng theo ông Mạc Quốc Anh, điểm đổi mới của chương trình năm nay, Ban tổ chức sẽ thêm tiêu chí tôn vinh các doanh nghiệp có văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, góp phần thống nhất về nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, từ đó tạo nền tảng hình thành và phát triển văn minh kinh doanh của thành phố Hà Nội nói riêng cũng như cả nước nói chung. Trong đó, các doanh nghiệp có nhiều chương trình từ thiện ủng hộ đồng bào và các hoạt động khác nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, thi đua sản xuất kinh doanh, chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế.