>> Tập trung nguồn lực cho những dự án đầu tư công trọng điểm quốc gia

Tập trung đầu tư các dự án thủy lợi

Ghi nhận của PV Diễn đàn Doanh nghiệp trong những ngày cuối năm 2022 tại tỉnh Tiền Giang, công trường xây dựng Cống âu Nguyễn Tấn Thành thuộc Dự án Công trình kiểm soát nguồn nước kênh Nguyễn Tấn Thành và bờ hữu sông Vàm Cỏ Tây, được nhà thầu Công ty CP Trung Nam 18 E&C huy động hàng loạt thiết bị và đội ngũ cán bộ kỹ thuật thi công hạng mục cọc bê tông gia cố Trụ pin T1, 2; dầm van và buồng âu thuyền.

Nhiều dự án thủy lợi tại các tỉnh ĐBSCL đang được đầu tư không chỉ góp phần làm tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, mà còn đóng góp quan trọng cho việc tăng giá trị ngành nông nghiệp.

Nhiều dự án thủy lợi tại các tỉnh ĐBSCL đang được đầu tư tăng tốc không chỉ góp phần làm tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, mà còn đóng góp quan trọng cho việc tăng giá trị ngành nông nghiệp.

Theo thông tin, dự án được khởi công đầu tháng 11/2022, công trình Cống âu Nguyễn Tấn Thành là công trình thủy lợi có chức năng ngăn mặn, trữ ngọt, chống triều cường phục vụ nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất cho hàng chục nghìn hộ dân 3 tỉnh Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp với mức đầu tư 460 tỷ đồng. Công trình này có phần cống với kết cấu bằng bê tông cốt thép chiều rộng thông nước 40m; cửa van bằng thép, đóng mở bằng xi lanh thủy lực; cao trình ngưỡng cống -5,5m. Đặc biệt, phần âu thuyền có kết cấu bằng bê tông cốt thép rộng thông nước 12m; cửa van bằng thép, cao trình ngưỡng âu -5,5m. Theo Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng Thủy lợi 10 (Ban Thủy lợi 10), Chủ đầu tư thì công trình đang đạt tiến độ xây dựng rất nhanh dù mới khởi công.

Tương tự, ở một công trình khác thuộc dự án xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cũng được Liên danh Công ty CP Xây dựng Thủy lợi Cà Mau - Công ty CP Cầu đường 10 thi công đóng cọc bê tông cốt thép đồng loạt ở hạng mục kè phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông thuộc xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Một mũi thi công khác ở đoạn kè phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông thuộc xã Phú Tân (huyện Phú Tân), xã Phong Điền (huyện Trần Văn Thời), tỉnh Cà Mau Liên danh Công ty CP Xây dựng thương mại Thới Bình - Công ty CP Đầu tư Xây dựng Đại An - Công ty CP Xây dựng Công trình Cảng đang chạy đua với thời tiết thuận lợi, triều cường thấp tăng tốc đóng cọc. Dự án này cũng vừa được khởi công vào 11/2022 nhưng các nhà thầu bắt nhịp, vào guồng khá nhanh và đảm bảo tiến độ xây dựng. Dư kiến công trình sẽ hoàn thành tháng 10/2024 nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, ổn định đời sống, sản xuất của người dân trước tình trạng sạt lở do biến đổi khí hậu.

>>  Vận tải thuỷ “ì ạch” giảm sức cạnh tranh của hàng hoá vùng ĐBSCL

… để tăng giá trị ngành nông nghiệp

Theo ông Hà Đức Hạnh - Giám đốc Ban Thủy lợi 10 cho biết, tiến độ thực hiện các dự án thủy lợi tại đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021- 2025 đang được đảm bảo và quỹ đạo tăng tốc xây dựng. Cụ thể, trong 8 dự án thủy lợi ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì đã phê duyệt được 6 dự án, vượt kế hoạch 3 dự án. Đối với 2 dự án còn lại đang được hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, phê duyệt. Hiện tại Ban Thủy lợi 10 đã hoàn thành, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công 4,5 dự án và gấp rút triển khai 1 dự án còn lại.

“trong tháng 11/2022 vừa qua, Ban Thủy lợi 10 đã khởi công xây dựng 8 gói thầu thuộc 3 dự án: Nâng cấp, cải tạo kênh Hồng Ngự- Vĩnh Hưng, công trình Kiểm soát nguồn nước kênh Nguyễn Tấn Thành và bờ hữu sông Vàm Cỏ Tây; Xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trong tháng 11/2022, Ban Thủy lợi 10 đã khởi công xây dựng 8 gói thầu thuộc 3 dự án: Nâng cấp, cải tạo kênh Hồng Ngự- Vĩnh Hưng, công trình Kiểm soát nguồn nước kênh Nguyễn Tấn Thành và bờ hữu sông Vàm Cỏ Tây; Xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cũng theo ông Hạnh, trong tháng 11/2022 vừa qua, Ban Thủy lợi 10 đã khởi công xây dựng 8 gói thầu thuộc 3 dự án: Nâng cấp, cải tạo kênh Hồng Ngự- Vĩnh Hưng, công trình Kiểm soát nguồn nước kênh Nguyễn Tấn Thành và bờ hữu sông Vàm Cỏ Tây; Xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong quý I/2023 sẽ khởi công thêm 3 gói thầu gồm cống âu Rạch Mọp thuộc Dự án Công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu và Dự án Nâng cấp, cải tạo kênh trục vùng Tứ giác Long Xuyên. Đây là nỗ lực rất lớn chúng tôi trong việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công”. Hiện Ban Thủy lợi 10 đốc thúc tiến độ thi công nhanh các sông, kè biển để bảo vệ bờ sông, bờ biển đang bị sạt lở trong khu vực. Đó là 5 kè sông thuộc tỉnh Long An, Tiền Giang, Hậu Giang và Sóc Trăng và 4 kè biển thuộc tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang.

Về kế hoạch vốn, ông Hạnh cho biết, năm 2022, Ban được phân bổ  96,4 tỷ đồng phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư. Tuy nhiên, tiến độ các dự án thực hiện thuận lợi, Ban được điều chỉnh kế hoạch vốn, bổ sung tăng lên 905,96 tỷ đồng cho các dự án tiến độ nhanh. Tính đến ngày 14/12/2022 giá trị giải ngân khoảng 800,34 tỷ đồng, đạt 88,3% so với kế hoạch.

Do đó, ông Hạnh đánh giá, tiến độ giải ngân tốt do công tác chuẩn bị đầu tư được Ban Thủy lợi 10 thực hiện rất tốt, đặc biệt là công tác đấu thầu.

“Chúng tôi đề cao tính tuân thủ đúng các quy định về đấu thầu, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả kinh tế. Ban đã thành lập các Tổ chuyên gia và phân công đơn vị thẩm định độc lập. Các chuyên gia tham gia đấu thầu đều có kinh nghiệm và đầy đủ chứng chỉ hành nghề. Qua đó, chúng tôi lựa chọn được các nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm mạnh đảm đương thi công các công trình chất lượng, đúng tiến độ, góp phần làm tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, cũng như góp phần quan trọng cho việc tăng giá trị ngành nông nghiệp” - ông Hạnh nói.