>>>“Cánh cửa” giúp doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững

Theo đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam doanh nghiệp đã nhìn thấy những rủi ro trong nửa cuối năm nay do tình hình lạm phát và căng thẳng trên thế giới. Theo đó, nhu cầu tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng. Những khó khăn xuất hiện khi nhu cầu những tháng cuối năm có thể sụt giảm.

Bắt đầu từ đầu quý 4 đang có dấu hiệu các khách hàng chững lại và có nguy cơ giảm lượng đặt hàng cho quý 4/2022.

Bắt đầu từ đầu quý 4 đang có dấu hiệu các khách hàng chững lại và có nguy cơ giảm lượng đặt hàng cho quý 4/2022.

Trong 6 tháng đầu năm, dệt may đã tăng trưởng rất tốt nhưng nửa cuối năm sẽ khó khăn. Ngoài ra, chuỗi cung ứng logistics thế giới 2 năm nay bị ảnh hưởng dịch nên đường di chuyển của hàng hóa chậm hơn, kéo theo nhiều hàng xuất đi gần đây mới tới nước nhập khẩu. "Do hàng tới chậm, tồn kho nhiều, các nhà phân phối hàng hóa phải giải quyết số hàng này và lượng đặt hàng cũng chậm lại”, ông Phạm Xuân Trình, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam thừa nhận. 

Cùng thời điểm này năm trước, những chiếc truyền treo sẽ kín đơn hàng để kịp tiến độ sản xuất xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu, nhưng năm nay, theo chia sẻ của doanh nghiệp, hiện tại họ mới chỉ có đơn hàng sơ mi đến hết tháng 10 và số lượng cũng chỉ đạt 70% năng lực sản xuất.

"Bắt đầu từ đầu quý 4 đang có dấu hiệu các khách hàng chững lại và có nguy cơ giảm lượng đặt hàng cho quý 4/2022. Một số khách hàng yêu cầu lùi thời gian giao hàng", ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết.

Báo cáo của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) cho thấy, những tháng cuối năm 2022, toàn ngành sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn. Chính vì vậy, ngành dệt may Việt Nam hiện đang chung sức, đồng lòng tìm hướng giải quyết những khó khăn này để giữ vững mục tiêu xuất khẩu cho cả năm là 43,5 tỷ USD.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cho biết hiện ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn. Đó là, ngành dệt may chịu tác động trực tiếp bởi những biến động khó đoán định trên thế giới. Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch và ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm.

>>>THỦ TƯỚNG VÀ DOANH NGHIỆP 2022: Thành lập khu công nghiệp lớn để dệt may phát triển bền vững

>>>Nhiều thách thức với doanh nghiệp dệt may những tháng cuối năm

Bên cạnh đó, kinh tế khó khăn và tỷ lệ lạm phát tăng cao tại các thị trường tiêu thụ dệt may lớn như Mỹ, châu Âu… làm cho sức mua các mặt hàng tiêu dùng, trong đó có hàng dệt may, giảm đáng kể, ảnh hưởng đến đơn hàng và đơn giá của các doanh nghiệp dệt may những tháng cuối năm. Căng thẳng Nga-Ukraine vẫn đang diễn biến phức tạp, chưa có hồi kết ảnh hưởng đến một số thị trường của dệt may Việt Nam như tại Nga, Ukraine và các nước khác trong khu vực.

Thêm vào đó, doanh nghiệp dệt may phải chịu chi phí tăng tới 20-25% do giá nguyên, nhiên, phụ liệu từ đầu năm đến nay đã tăng rất nhanh. Cụ thể, giá dầu thô, giá xăng trong nước và thế giới biến động ở mức cao; chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với bình quân 5 năm trở lại đây…

Từ đầu năm đến nay, đồng nội tệ của nhiều quốc gia trong khu vực mất giá khá lớn so với USD, ví dụ nhân dân tệ mất giá 5,3%; won Hàn Quốc 4,7%; Đài tệ 6%; bath Thái 3,4% và yen Nhật gần 16%, trong khi VND chỉ mất giá 1,8% gây bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Ngoài ra, những thách thức đến từ các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, châu Âu cũng tạo nhiều áp lực cho doanh nghiệp trong thời gian tới như vấn đề truy soát nguồn gốc bông và các sản phẩm làm từ bông Tân Cương khi “Đạo luật phòng chống lao động cưỡng bức với người Duy Ngô Nhĩ” có hiệu lực từ ngày 21/06/2022 hay dự định thu phí carbon, yêu cầu về hàm lượng tái chế, tái sử dụng đối với hàng nhập khẩu tại thị trường châu Âu.

doanh nghiệp dệt may phải chịu chi phí tăng tới 20-25% do giá nguyên, nhiên, phụ liệu từ đầu năm đến nay đã tăng rất nhanh.

Doanh nghiệp dệt may phải chịu chi phí tăng tới 20-25% do giá nguyên, nhiên, phụ liệu từ đầu năm đến nay đã tăng rất nhanh.

Do đó, các doanh nghiệp Dệt may đề nghị bỏ quy định nộp thuế nhập khẩu tại chỗ cho hàng hóa dùng để sản xuất xuất khẩu. Bởi, khi xuất khẩu xong, việc hoàn thuế quá lâu, có doanh nghiệp đọng vốn 140 tỷ đồng cả năm như May Việt Tiến, May Phương Đông 40 tỷ đồng. Tiền lãi vay ngân hàng trong thời gian chậm hoàn thuế, doanh nghiệp phải chịu.

Các doanh nghiệp ngành dệt may cũng mong muốn Chính phủ sớm triển khai thực hiện gói hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp và gói hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ viêc làm cho người lao động, nằm trong gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng; đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành dệt may sản xuất, cung ứng đơn hàng trong những tháng cuối năm 2022 và cả năm sau.

“VITAS cũng kiến nghị Chính phủ có định hướng, khuyến cáo rủi ro, tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cơ chế thanh toán, vận chuyển hàng hóa, chứng từ… cho doanh nghiệp xuất, nhập khẩu vào các nước khu vực và chung quanh khu vực có xung đột Nga-Ukraine," ông Trương Văn Cẩm chia sẻ.

Ở góc độ chuyên gia, hiến kế cho ngành xuất khẩu tỷ đô cán mốc 43 tỷ USD năm 2022, ông Mạc Quốc Anh, Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển Doanh nghiệp cho hay: "Sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua còn tương đối hạn chế và lỏng lẻo, do đó tôi mong muốn Chính phủ hãy là cánh tay kết nối cộng đồng doanh nghiệp với nhau để đây không chỉ là đối tác mà còn là bạn hàng liên kết hợp tác. Vì thông qua các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sẽ tìm kiếm được bạn hàng, đối tác ở các nước mà các FDI đang đầu tư vào Việt Nam".

Về dài hạn, chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng khẳng định, Việt Nam đã ký kết nhiều FTA, các doanh nghiệp cần tận dụng để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó xuất khẩu dệt may, da giày đang có lợi thế từ các hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EVFTA), Anh (UKVFTA)… Tuy nhiên, phải quy hoạch phát triển hàng hóa theo quy chuẩn. Đặc biệt, phải tổ chức kết hợp doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp lưu thông, xuất khẩu thành một chuỗi sản xuất kinh doanh, phát huy hiệu quả hoạt động xuất khẩu.