Ông Phạm Dũng Nam - Giám đốc Văn phòng Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025, Bộ Khoa học công nghệ

Khởi nghiệp là động lực thúc đẩy kinh tế

Để hình thành một lực lượng doanh nghiệp khởi nghiệp thực sự mạnh, đủ năng lực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mang thương hiệu Việt với chất lượng và độ tinh xảo cao, chiếm lĩnh được thị trường trong nước và vươn ra thị trường khu vực, thậm chí toàn cầu, chính sách cho khởi nghiệp cần tính toán sao cho không đầu tư dàn trải. Đặc biết, không hỗ trợ chung chung mang tính phong trào cho khởi sự kinh doanh, mà cần có lộ trình chiến lược kết hợp các giải pháp chính sách ngắn hạn và dài hạn, tập trung cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có tiềm năng tăng trưởng cao trong một số lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tê hoặc phát triển sản phẩm, dịch vụ mang thế mạnh riêng có của vùng, miền, quốc gia.

Trong đầu tư cho khởi nghiệp, vai trò của xã hội và doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Trong chuỗi hoạt động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, Nhà nước có thể đầu tư cho nghiên cứu cơ bàn, nghiên cứu ứng dụng và một phần của hoạt động sản xuất thử nghiệm. Tuy nhiên, để đưa các kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm ra thị trường, ứng dụng được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo thành sản phẩm, dịch vụ mới có giá trị gia tăng cho xã hội, thì cần sự đầu tư có trách nhiệm của các lực lượng xã hội, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần, trong đó các doanh nghiệp lớn đóng vai trò quan trọng. Chúng ta cần cơ chế đối tác hợp tác công - tư thực sự hiệu quả để huy động được nguồn lực tài chính đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nguồn, khởi nghiệp sáng tạo.

Trong hệ sinh thái đối mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia, trường đại học đóng vai trò quan trọng. Đây là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực công nghiệp và xã hội, đóng góp vào sự gia tăng tài sản trí tuệ và năng lực trí tuệ cho các doanh nghiệp. Lực lượng sinh viên với nhiều ý tưởng sáng tạo và tư duy tươi mới là đầu vào đầy tiềm năng cho các dự án khởi nghiệp.

Để bắt kịp với xu hướng phát triển hiện đại, các trường đại học Việt Nam cần được trang bị đủ năng lực để tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ, hình thành các vườn ươm (incubator) và đơn vị thúc đẩy kinh doanh (business accelerators) để nuôi dưỡng các ý tưởng sáng tạo và các doanh nghiệp khởi nguồn (spin-offs), khởi nghiệp (start-ups).

Cần khuyến khích các trường đại học, đặc biệt là các trường khối kỹ thuật và công nghệ, dành không gian thích đáng cho hoạt động ươm tạo công nghệ, xưởng thiết kế chế tạo của sinh viên, hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên năm cuối và cựu sinh viên. Việc hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong trường đại học là xu thế tất yếu cần quan tâm thúc đẩy.

Bên cạnh các nguồn lực tài chính, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo cần được hỗ trợ bởi hạ tầng kỹ thuật cứng và mềm thuận lợi. Đó là các không gian làm việc chung, hạ tầng công nghệ thông tin Internet, thông tin và cơ sở dữ liệu, mạng lưới và quan hệ đối tác, đặc biệt là đội ngũ các nhà cố vấn, huấn luyện viên, tư vấn khởi nghiệp, phát triển thị trường và kết nối đầu tư trong nước, nước ngoài.

Quan trọng hơn, cần nuôi dưỡng văn hóa dám đương đầu với rủi ro, thách thức và bao dung với sự thất bại như một bước đệm tất yếu dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đối với một nước chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Á Đông như Việt Nam, việc thay đổi tư duy và văn hóa khöi nghiệp của người dân cần thời gian và lộ trình, khỏi đầu từ các chính sách có định hướng dài hạn của Nhà nước.

Với quan điểm chính sách vĩ mô cần tác động toàn diện tới các thành tố của hệ sinh thái khởi nghiệp, ở Việt Nam, chúng tôi đã và đang nỗ lực triển khai Đề án phát triền hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 844, do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2016). Trong năm 2019, số lượng các vườn ươm tổ chức thúc đẩy kinh doanh trong cả nước đã có 61 tổ chức, số lượng Co – working Space đã đạt 170 tổ chức.

4 sáng kiến thúc đẩy mạng lưới khởi nghiệp

Đại dịch COVID-19 rồi sẽ đến thời điểm đi qua. Trong một thế giới mở, liên kết đa chiều và phụ thuộc lẫn nhau ngày nay, hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia rất cần sự kết nối với khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ truyền thông trong kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ giữa các nền kinh tế thành viên ASEAN sẽ là một tiễn để thuận lợi cho sự hinh thành một hệ sinh thái khởi nghiệp ASEAN giàu tiềm năng và sinh khí để nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh và cộng đồng khởi nghiệp ASEAN. 

Với thực tế xuất phát điểm, trình độ và quy mô của các nền kinh tế ASEAN khác nhau, nhưng chúng ta có chung mục đích hướng tới sự hình thành một cộng đồng khởi nghiệp, một hệ sinh thái khởi nghiệp thuận lợi trong ASEAN, từ đó, thúc đẩy hợp tác đầu tư và sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ của các quốc gia, các nền kinh tế thành viên ASEAN. Để tiến tới mục tiêu đỏ, tôi đề nghị chúng ta suy nghĩ về một số sáng kiến hợp tác cụ thể như sau:

Thứ nhất, cân nhắc khả năng thiết lập và vận hành một nền tảng trực tuyển kỹ thuật số có tính tương tác cao để kết nối các hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia của 10 nền kinh tế thành viên ASEAN (ASEAN Startup Ecosystems Supporting Digital Platform), qua đó, thúc đẩy quan hệ hợp tác, chia sẻ thông tin trực tuyến và kết nối đối tác giữa các bên liên quan trong hệ sinh thái khởi nghiệp ASEAN.

Thứ hai, cân nhắc khả năng huy động nguồn lực để hình thành một loại hình Quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc Chương trình hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến từ các nền kinh tế thành viên ASEAN.

Thứ ba, tổ chức các chương trình tăng tốc đào tạo, huấn luyện kỹ năng khởi nghiệp dành cho các nhóm khởi nghiệp sáng tạo của các nền kinh tế thành viên ASEAN.

Thứ tư, Định kỳ tổ chức các sự kiện Ngày hội kết nối cộng đồng khởi nghiệp ASEAN, có thể tổ chức luân phiên tại từng quốc gia, để tạo điều kiện gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, trình diễn sản phẩm, dịch vụ và kết nối khởi nghiệp với các nhà đầu tư.