>>>Lan tỏa ứng dụng công nghệ đến các ngành

Ông Toni Kristian Eliasz - Chuyên gia cao cấp về phát triển số của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: không ngừng đổi mới sáng tạo là cách để Việt Nam duy trì kết quả kinh tế đã đạt được và đẩy mạnh năng suất lao động. Quá trình đổi mới sáng tạo luôn gắn liền với việc ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ. Hiện nay, các nước coi trọng ứng dụng khoa học công nghệ bởi đây là lĩnh vực tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, chế tạo, góp phần đưa ra bài toán hiệu quả để ứng phó với biến đổi khí hậu… cũng như một số thách thức khác.

Ông Toni Kristian Eliasz - Chuyên gia cao cấp về phát triển số của WB tại Việt Nam

Ông Toni Kristian Eliasz - Chuyên gia cao cấp về phát triển số của WB tại Việt Nam

Tại Việt Nam, nhu cầu đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp và nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi mô hình tăng trưởng hiện nay ngày càng tăng cao. Theo đánh giá của ông Toni Kristian Eliasz, hiện Việt Nam đang ở nhóm 2, ở tầm trung bình liên quan tới năng lực áp dụng công nghệ. Việt Nam đã có chính sách hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu phát triển nhưng chưa có nhiều chính sách thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Việt Nam cũng có nhiều chương trình hỗ trợ khác song còn rời rạc, chưa có sự kết nối. 

“Tôi hiểu là Việt Nam có tham vọng nắm bắt cơ hội từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 nhưng hiện nay còn không ít doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn 3.0 cũng như chưa có nhiều doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực công nghệ. Nhiều chủ doanh nghiệp chưa tiếp cận công nghệ, chưa hiểu được lợi ích của việc tham gia mua bán, làm chủ công nghệ; nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư vào Việt Nam nhưng họ vẫn chưa tìm được công ty đổi mới sáng tạo” - Chuyên gia cao cấp về phát triển số của WB cho hay. 

Theo đánh giá của Bộ Khoa học Công nghệ, các bộ phận doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có đủ năng lực để chủ động tìm kiếm và tiếp cận các thông tin về nguồn cung công nghệ cũng như chưa tích lũy đủ các nguồn lực (nhất là nguồn vốn và nhân lực trình độ cao) để tiếp nhập công nghệ mới, công nghệ cao.

Số liệu từ Điều tra hoạt động đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo do Cục Thông tin khoa học công nghệ quốc gia thực hiện năm 2019 cho thấy, khoảng 16% các doanh nghiệp coi các viện nghiên cứu, trường đại học của Việt Nam là nguồn cung cấp hàng hoá khoa học công nghệ. Trong khi đó, 75% công nghệ và thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam có nguồn gốc từ nước ngoài. Công nghệ và thiết bị từ những nước có trình độ khoa học phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu,… có chiều hướng tăng nhẹ trong những năm qua. 

Ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo là cách để doanh nghiệp năng suất lao động và sức cạnh tranh

Ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo là cách để doanh nghiệp năng suất lao động và sức cạnh tranh

>>> Hỗ trợ chuyển đổi số để doanh nghiệp ứng phó với thách thức mới

Cho rằng, Việt Nam còn nhiều việc cần làm để thúc đẩy sự phát triển của thị trường khoa học công nghệ phục vụ cho sự phát triển và chuyển đổi mô hình của nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, ông Toni Kristian Eliasz khuyến nghị Việt Nam cần tái cân bằng các chính sách đổi mới.

“Tôi hiểu rằng hiện nay Việt Nam đang khuyến khích những hoạt động nghiên cứu phát triển song cũng cần phải khuyến khích ứng dụng công nghệ có sẵn. Để làm được điều này, cần xem xét, có giải pháp khắc phục các rào cản, trong đó có rào cản liên quan tới những quy định trong lĩnh vực công nghệ tài chính, tăng cường huy động vốn cho hoạt động đổi mới sáng tạo, tiếp cận thị trường. Trong đó, cần có giải pháp huy động vốn từ khu vực tư nhân và có những chương trình hỗ trợ để có thể gia tăng sự hấp dẫn của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư” - ông Toni Kristian Eliasz nói. 

Cần có chính sách hỗ trợ cho các "vườn ươm" hiện có để gia tăng chất lượng và đầu ra là khuyến nghị thứ hai của đại diện WB tại Việt Nam. Dẫn kinh nghiệm thành công tại Kenya, ông Toni Kristian Eliasz thông tin, Kenya đã có chính sách kêu gọi đầu tư cho một số ngành nghề quan trọng, khuyến khích khởi nghiệp. Việt Nam có nghiên cứu kinh nghiệm để gia tăng lợi ích vì số lượng công ty khởi nghiệp tại Việt Nam rất nhiều. Cùng với đó, Việt Nam đầu tư phát triển các tài sản cần thiết và quan trọng như hạ tầng cơ sở dữ liệu số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn để có thể thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.