>>>Doanh nghiệp dệt may gặp khó vào cuối năm

Cơn bão lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu đang khiến các doanh nghiệp ngấm đòn cơn bão sụt giảm đơn hàng trầm trọng.

Cơn bão lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu đang khiến các doanh nghiệp ngấm đòn cơn bão sụt giảm đơn hàng trầm trọng.

Cơn bão lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu đang khiến các doanh nghiệp ngấm đòn cơn bão sụt giảm đơn hàng trầm trọng.

Trao đổi với DĐDN, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Hưng Yên, Phó Chủ tịch Hội Dệt may Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May Hưng Yên cho biết, tình trạng sụt giảm đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may ngày càng rõ rệt ở những tháng cuối năm – thời điểm mà lẽ ra sẽ là “cao điểm”.

Theo đó, ngược với 2 quý đầu năm lượng đơn hàng dồi dào, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 15 - 20%/tháng. Nhưng từ tháng 7/2022 trở đi, đơn giá và lượng hàng có xu hướng giảm dần, khiến doanh nghiệp đối diện với rất nhiều khó khăn.

“Phần lớn doanh nghiệp dệt may đang trong tình trạng “đói đơn hàng”, chỉ số ít doanh nghiệp uy tín, bảo đảm chất lượng, thời gian cung ứng sản phẩm tốt mới duy trì được ổn định sản xuất. Đơn hàng hiện có của doanh nghiệp đến hết tháng 11 và nửa tháng 12, số thiếu hụt còn lại có thể bù đắp bằng việc nhận đơn hàng nhỏ của Hàn Quốc và một số thị trường khác như Nhật Bản, Trung Quốc”, ông Dương chia sẻ.

Không chỉ gặp khó khăn về số lượng đơn hàng, đơn giá hàng dệt may cũng bị giảm hơn 20%, thậm chí có đơn hàng giảm tới 40 - 50%.

“Trong 10 tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của đơn vị tăng khoảng 8% so cùng kỳ năm 2021, song các đơn hàng bị thiếu do đối tác dịch chuyển sang những thị trường có giá nhân công rẻ, thuế suất thấp như Bangladesh, Myanmar, châu Phi,...", Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM Phạm Xuân Hồng cho biết.

Ở góc độ doanh nghiệp, Công ty cổ phần Hợp tác kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex cho biết, đơn hàng của doanh nghiệp tại thị trường chính là Mỹ và châu Âu đã giảm khoảng 35%. “Thị trường Mỹ - châu Âu đang chịu lạm phát tăng cao, người dân chú trọng vào các nhu cầu thiết yếu, mặt hàng của công ty là nội thất nên chịu ảnh hưởng rất nặng”, đại diện công ty Savimex chia sẻ.

>>>Cảnh báo doanh nghiệp ngành dệt may giảm tỷ trọng

>>>Doanh nghiệp dệt may đang cố gắng duy trì đèn sáng trong xưởng

Thiếu đơn hàng và giá trị xuất khẩu giảm sâu đang khiến nhiều doanh nghiệp dệt may khó khăn trong duy trì hoạt động sản xuất và giữ chân người lao động. 

Dự báo của Bộ Công Thương cho thấy, triển vọng đơn hàng quý IV/2022 và 6 tháng đầu năm 2023 của ngành dệt may Việt Nam không mấy khả quan.

Dự báo của Bộ Công Thương, triển vọng đơn hàng quý IV/2022 và 6 tháng đầu năm 2023 của ngành dệt may Việt Nam không mấy khả quan.

Tuy nhiên, thay vì cắt giảm lao động, Công ty Savimex lại sẵn sàng chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí để duy trì hoạt động sản xuất, tạo việc làm cho công nhân. Theo đó, Savimex đã mở rộng và tăng cường thị trường bán lẻ nội thất trong nước, thực hiện cải tiến liên tục để tăng năng suất, tiết giảm chi phí. Với nguồn lực hiện tại, Savimex vẫn đang cố gắng duy trì khoảng 80 - 85% nhân sự so với đầu năm, sắp xếp linh hoạt nhằm duy trì việc làm cho khoảng hơn 1.100 công nhân.

Tương tự, Công ty TNHH May mặc Dony (huyện Bình Chánh, TP.HCM) cũng tìm mọi cách xoay xở để duy trì việc làm cho người lao động.

Ông Phạm Quang Anh, Tổng giám đốc Công ty Dony cho biết: “Công ty có hai mảng sản xuất chính là may đồng phục trong nước và xuất khẩu, cùng với may mặc hàng thời trang. Trong đó, ở mảng đồng phục đã bị giảm 20% lượng đơn hàng và 50% đơn ở mảng thời trang từ tháng 8 đến nay”.

Theo ông Quang Anh, vào quý II/2022, thời điểm đơn hàng còn nhiều, thay vì thuê lao động chính thức thì công ty chỉ thuê lao động thời vụ, vậy nên hiện tại tránh được một phần ảnh hưởng khi đơn hàng giảm đột ngột.

Dự báo của Bộ Công Thương cho thấy, triển vọng đơn hàng quý IV/2022 và 6 tháng đầu năm 2023 của ngành dệt may Việt Nam không mấy khả quan. Thực tế số lượng đơn đặt hàng trong quý IV/2022 thấp hơn 25-50% so với quý II/2022, tương đương với mức giảm doanh thu 15-20% do lượng hàng tồn kho tại các thị trường nhập khẩu hiện ở mức cao.

Chuyên gia nhận định, thời gian tới các doanh nghiệp trong ngành dệt may cần theo dõi sát tình hình, lựa chọn đơn hàng phù hợp, duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động trong thời gian trước mắt; không nên quá lo lắng ký đơn hàng dài hạn với giá thấp.

“Đối phó với khó khăn, các doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều giải pháp như cho người lao động nghỉ phép, giảm giờ làm thêm. Doanh nghiệp tận dụng thời gian triển khai các chương trình theo yêu cầu của các thị trường xuất khẩu như xanh hoá, số hoá; đối thoại với đối tác để chia sẻ khó khăn, xây dựng mối quan hệ lâu dài, tin cậy”, chuyên gia nhấn mạnh.