>>>Xu thế “xanh hóa” ngành dệt may

Là doanh nghiệp "anh cả" trong lĩnh vực dệt may Việt Nam, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho rằng, con số dự báo ngành dệt may Việt Nam nói chung có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 43 tỷ USD trong năm 2022 hoàn toàn có cơ sở.

Tổng cầu

Tổng cầu hàng hóa thời trang được đánh giá sẽ giảm đầu tiên khi xảy ra khủng hoảng.

Bởi lẽ, thế giới dự báo tổng cầu dệt may năm 2022 tăng khoảng 3%. Cùng với đó, sau thời gian dịch bệnh vừa qua, việc giữ được sự liên tục vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu là một lợi thế. Việt Nam là điểm đến ưu tiên khi khách hàng lớn, đơn hàng lớn trên thế giới quay trở lại đặt hàng.

"Tháng 1 vừa qua, một tổ chức quốc tế đánh giá 27 quốc gia sản xuất dệt may với mức độ hấp dẫn khi đặt hàng năm 2022, Việt Nam đứng đầu, đạt 59/75 điểm, quốc gia thứ 2 là Thổ Nhĩ Kỳ đạt 54 điểm, Trung Quốc đạt 54 điểm. Đây là 2 tiền đề khách quan hiện thực mục tiêu tăng trưởng của ngành", ông Lê Tiến Trường cho biết.

Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT Vinatex cũng cho rằng "thách thức còn nhiều". Vì, ngay trong những tháng đầu năm đã diễn ra rất nhiều tín hiệu khác nhau của thị trường từ giá dầu lên, khủng hoảng chính trị Nga- Ukraine, Ngân hàng trung ương châu Âu, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất… những sức ép này sẽ làm thay đổi tổng cầu thế giới diễn ra rất nhanh.

"Có rất nhiều yếu tố có thể làm thay đổi hoạch định, theo dự báo giá dầu trên thế giới có nhóm nói lên tới 140-150 USD/thùng thì kinh tế thế giới sẽ không có tăng trưởng- đây là kịch bản xấu với các ngành sản xuất xuất khẩu phụ thuộc tổng cầu thế giới. Cũng có nhóm dự báo giá dầu ở mức 82-85 USD/thùng, thì có thể tăng trưởng 4,1% so với 5,7% của năm trước. Mục tiêu Việt Nam đạt hơn 43 tỷ USD xuất khẩu dệt may là tương đối khả thi ở kịch bản này", ông Trường phân tích.

Ngược lại, ở kịch bản xấu, đại diện Vinatex cho rằng, một trong những khâu tiết giảm chi tiêu đầu tiên là hàng hóa thời trang. Bài học năm 2020, khi thế giới bùng phát dịch COVID-19 và đóng cửa toàn cầu thì ngành dệt may thời trang giảm rất lớn. Mặc dù Việt Nam giảm không nhiều, khoảng 8-9% nhưng nhiều quốc gia đã có mức giảm sâu, như: Ấn Độ, Bangladesh giảm khoảng 20%, tổng cầu thế giới cũng giảm mạnh.

"Đây là những bất định chúng tôi vẫn đang theo dõi sát và tìm giải pháp xử lý phù hợp. Mặc dù hiện nay đơn hàng ký đến tháng 6, nhiều đơn hàng hết cả năm những chưa thể khẳng định kết quả năm nay sẽ hoàn thành tốt với mục tiêu đặt ra, bởi rủi ro và biến động thị trường đang diễn ra rất nhanh và phức tạp", Chủ tịch Vinatex chia sẻ.

>>>Ngành dệt may "minh chứng” cho sức sống mãnh liệt của doanh nghiệp Việt Nam

>>>“Vực” ngành dệt may, da giày sau “bão” dịch

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) nhận định, trong năm 2022, doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ nội tại như: Chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với mức trung bình 5 năm trở lại đây; bất lợi về tỉ giá khiến dệt may Việt Nam giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ; mất cân đối lao động, doanh nghiệp khu vực phía Nam vẫn thiếu lao động, trong khi khu vực này chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành...

Vấn đề khai mở thêm thị trường, thị phần của hàng hóa dệt may, không thể “ru ngủ” bản thân với 39 tỉ USD mà ngành đã đã đạt được trong năm 2021.

Vấn đề khai mở thêm thị trường, thị phần của hàng hóa dệt may, không thể “ru ngủ” bản thân với 39 tỉ USD mà ngành đã đã đạt được trong năm 2021.

Hiện nay chi phí logistics đang chiếm tới 9,3% giá thành sản phẩm dệt may. Trong điều kiện thực tế, cước vận chuyển một container 40 feet từ châu Á đến Bờ Tây Hoa Kỳ có giá từ 1.600 USD đến 2.100 USD vào tháng 7.2019; đã tăng lên từ 21.000 USD đến 23.000 USD. Dự kiến năm 2022, giá vận chuyển có thể vẫn tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao. Đây chính là thách thức lớn đối với giá thành sản phẩm dệt may xuất khẩu.

Điều đáng lưu ý là dệt may vẫn phải đối mặt với hàng loạt vấn đề khó khăn khác như: Sự cạnh tranh của các đối thủ dệt may mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh... Vấn đề khai mở thêm thị trường, thị phần của hàng hóa dệt may, không thể “ru ngủ” bản thân với 39 tỉ USD mà ngành đã đã đạt được trong năm 2021.

Theo đó, ngành dệt may vẫn yếu khâu nguyên liệu đầu vào nên VITAS mong muốn Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” để ngành có thể tự túc nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do.

“Bên cạnh đó, cùng với sự nỗ lực của doanh nghiệp, ngành dệt may hy vọng nhà nước có cơ chế hỗ trợ đặc thù, chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ, bao gồm quy hoạch tổng thể, phân bổ thu hút đầu tư, các quỹ khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ tài chính, lãi suất, tỉ giá... để giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế”, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VITAS đề xuất.

Ở góc độ doanh nghiệp, những doanh nghiệp như Vinatex mong muốn tiếp cận nguồn vốn vay lưu động, hỗ trợ trả lương, lãi suất khoản vay ngắn hạn…  Đặc biệt, doanh nghiệp mong đợi nhất là một môi trường vĩ mô ổn định để có thể sớm đánh giá những dự báo đưa vào kế hoạch và giải pháp trong sản xuất kinh doanh.

"Chúng tôi mong đợi chính sách vĩ mô ổn định, đặc biệt là lãi suất chính thức của hệ thống ngân hàng, để doanh nghiệp cũng được tiếp cận bình đẳng với các quốc gia cạnh tranh khác. Nhiều quốc gia vốn vay chỉ 3-4%, còn chúng ta là 8-10%, thậm chí hơn 10% cho doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới đang làm cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp yếu đi. Chúng tôi tiếp cận theo hướng làm sao để trong sân chơi cạnh tranh toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam không bị bất lợi hơn các doanh nghiệp khác do mặt bằng giá và chính sách nội địa", ông Trường nói.