>>>Doanh nghiệp ngành gỗ lo "kìm chân" vì phụ thuộc nguyên liệu

Việc 120 tổ chức môi trường và nhân quyền và nhà hoạt động xã hội của Ukraine, Belarus, EU, Anh và Mỹ đã kêu gọi chính phủ các quốc gia cấm nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Nga khiến bức tranh cung gỗ nguyên liệu toàn cầu sẽ bị tác động nghiêm trọng.

Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn, nhưng lại phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu,

Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn, nhưng lại phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Ông Nguyễn Xuân Thụy, Giám đốc Công ty TNHH MTV Liên Khanh cho biết, một trong những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt là nguồn cung gỗ nguyên liệu đang chịu áp lực từ nhiều phía. Để có thể trụ vững, doanh nghiệp của ông từ nhiều tháng trước đã phải chủ động nguồn nguyên liệu dự trữ.

“Áp lực tăng giá gỗ nguyên liệu cho các đối tác sản xuất là hiện hữu, tuy nhiên trước mắt doanh nghiệp vẫn chưa tăng giá là bởi các công ty sản xuất cũng gặp rất nhiều khó khăn, hơn nữa gỗ không phải là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày nên khó điều chỉnh nhanh như xăng dầu và các loại hàng hóa khác,” ông Thụy cho biết.

Đại diện Công ty gỗ An Lạc cũng cho biết, từ khi xảy ra xung đột giữa Nga - Ukraine, các đơn hàng từ Ukraine không thể chuyển về Việt Nam được nữa. Việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ châu Âu cũng bị ảnh hưởng vì nguồn cung có hạn, giá bị đẩy lên cao khiến chi phí sản xuất tăng lên. Lý do là bởi EU sẽ phải giữ lại một phần lượng gỗ nguyên liệu để bù đắp do không nhập từ Nga. 

Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đến nay, dù Nga chưa phải phải là thị trường quan trọng của Việt Nam, năm 2021 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này chỉ đạt khoảng 7,3 triệu USD, tương đương 0,05% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam ra thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu vào Nga chủ yếu là ghế ngồi và đồ gỗ nội thất. 

Tuy nhiên, Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn, nhưng lại phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, vì vậy thương mại ngành gỗ giữa Việt Nam với Nga nghiêng hẳn về nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

Các loại gỗ Bạch dương (birch), Bồ đề, Vân sam, gỗ sồi Nga được các doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp theo đường tàu biển. Ngoài ra, một lượng gỗ lớn hơn nhiều từ Nga được các doanh nhân Trung Quốc nhập khẩu sau đó bán sang Việt Nam, nguồn này rất khó thống kê phân tích.

Gỗ có nguồn gốc từ Nga được nhập khẩu vào Việt Nam qua Trung Quốc, chủ yếu ở dạng sản phẩm là gỗ xẻ và veneer. Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập trên 70 nghìn m3 gỗ xẻ từ Trung Quốc. Các loài nhập chính gồm Bạch dương, Dương, phong vàng, sồi, thông.

Mỗi năm Việt Nam nhập gần 200 nghìn m3 veneer từ Trung Quốc, trong đó gỗ Bạch dương, Sồi, Thông là các loài chủ đạo trong lượng nhập khẩu. Năm 2021, veneer từ gỗ Bạch dương nhập vào Việt Nam đạt 120,94 nghìn m3 chiếm tới 89% tổng lượng veneer nhập khẩu từ nguồn này vào Việt Nam trong năm (248,12 nghìn m3).

Bên cạnh Trung Quốc, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu 5-6 triệu m3 gỗ quy tròn từ nhiều nước trên thế giới, với khoảng gần 2/3 lượng nhập khẩu là từ Hoa Kỳ và các nước EU. Phần lớn lượng nhập khẩu từ Hoa Kỳ và EU được đưa vào chế biến phục vụ xuất khẩu. Do đó, việc phụ thuộc nguyên liệu khiến chi phí đầu vào gia tăng khi nguồn cung gặp khó.

Trong khi đó, xung đột Nga – Ukraina đang diễn ra, khiến các nước phương tây hiện đang áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn đối với Nga. Trong đó, làn sóng các công ty và tổ chức tẩy chay Nga ngày càng trở nên mạnh mẽ. Trong nhóm các công ty dừng hoạt động tại Nga có IKEA của Mỹ, là một trong những nhà cung cấp các mặt hàng gỗ lớn nhất toàn cầu, cũng là nhà cung cấp lượng gỗ nguyên liệu rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ của Việt Nam. Ngày 3/3/2022 vừa qua IKEA đã thông báo tạm dừng toàn bộ hoạt động tại Nga và Belarus.

>>>Doanh nhân Hà Thị Vân Giang: “Bông hồng vàng” ngành gỗ

>>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025

Đặc biệt, trên 120 tổ chức môi trường và nhân quyền và nhà hoạt động xã hội của Ukraine, Belarus, EU, Anh và Mỹ đã kêu gọi chính phủ các quốc gia cấm nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Nga (và Belarus).

trên 120 tổ chức môi trường và nhân quyền và nhà hoạt động xã hội của Ukraine, Belarus, EU, Anh và Mỹ đã kêu gọi chính phủ các quốc gia cấm nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Nga (và Belarus).

Trên 120 tổ chức môi trường và nhân quyền và nhà hoạt động xã hội của Ukraine, Belarus, EU, Anh và Mỹ đã kêu gọi chính phủ các quốc gia cấm nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Nga.

Bên cạnh đó, các tổ chức này cũng kêu gọi Tổ chức FSC và PEFC dừng toàn bộ các chứng chỉ quản lý rừng và quản lý chuỗi hành trình sản phẩm bền vững tại các quốc gia này.

"Lượng cung gỗ nguyên liệu từ Nga nếu bị co hẹp hoặc thậm chí mất đi trong tương lai sẽ làm thiếu hụt cung gỗ nguyên liệu trên quy mô toàn cầu, từ đó tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu, bao gồm Việt Nam, đẩy giá gỗ nhập khẩu tăng cao”, ông Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh.

Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends phân tích thêm, cuộc chiến Nga - Ukraine chứa đựng những tác động tiềm tàng đối với ngành gỗ là rất lớn như các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh trạnh khốc liệt với các doanh nghiệp các nước khác về nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt ở các thị trường cung gỗ nguyên liệu quan trọng cho Việt Nam là EU và Hoa Kỳ.

"Nếu chiến tranh Nga – Ukraine kéo dài, nguồn cung gỗ từ Nga với lượng cung mỗi năm lên tới gần 40 triệu tấn gỗ nguyên liệu quy tròn sẽ bị mất đi. Hụt về cung gỗ nguyên liệu trong khi cầu tiêu dùng về đồ gỗ tiếp tục gia tăng đẩy giá gỗ nguyên liệu tăng cao, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt về nguồn nguyên liệu”, TS Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Forest Trebds

Giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu gia tăng cũng sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế.

Trước thực tế này, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, cần chủ động về nguồn nguyên liệu trong nước đóng vai trò quan trọng, nhằm giảm thiểu các bất ổn trong luồng cung gỗ nhập khẩu trong tương lai. Để làm được điều này đòi hỏi nỗ lực chung của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và các hộ trồng rừng.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Chính phủ đưa ra các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích việc trồng rừng gỗ lớn. Các cơ chế chính sách cũng cần tập trung vào tạo môi trường nhằm thu hút doanh nghiệp chế biến vào đầu tư tại các vùng nguyên liệu rừng trồng.

Đồng thời cần thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và các hộ trồng rừng nhằm tạo nguồn gỗ lớn có chất lượng cao có tiềm năng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các hộ.