Vừa qua, Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước có địa chỉ tại quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng đã có văn bản gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng về việc cước vận chuyển quốc tế leo thang. Việc chi phí vận chuyển được treo ở mức cao ngất ngưỡng đã khiến cho bộ phận doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải gồng gánh thêm nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch COVID-19 hoành hành.

Theo đó, từ tháng 10/2020 đến nay phía doanh nghiệp đã gặp phải nhiều khó khăn trong việc đặt tàu với chi phí tăng cao từ 5-6 lần so với cùng kỳ năm 2019-2020 để vận chuyển các lô hàng từ Việt Nam đến châu Âu và Mỹ. Từ tháng 12/2020 nhiều hãng tàu giải thích rằng việc thiếu container và chi phí vận chuyển tăng cao là do tình hình dịch COVID-19 khiến việc dự đoán sản lượng xuất khẩu từ các nước châu Á đến thị trường châu Âu và Mỹ thiếu hụt rất lớn so với nhu cầu thực tế, dẫn đến việc cung lớn hơn cầu và giá vận chuyển tăng cao.

Cước vạn chuyển quốc tế leo thang khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó trong suốt thời gian dài.

Cước vận chuyển quốc tế leo thang khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó trong suốt thời gian dài.

Bà Nguyễn Thị Phi Anh - Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước nói rằng các hãng tàu cũng dự đoán tình hình container và giá vận chuyển sẽ ổn định trở lại sau Tết Nguyên đán và trong quý I/2021. Tuy nhiên, theo bà Anh nhận thấy giá vận chuyển hiện tại ngày càng tăng cao và ở một số cảng đã có giá gấp đôi so với tháng 12/2020 và gấp 6 lần so với giá đầu năm 2020.

Bà Anh dẫn ra vài ví dụ về chi phí vận chuyển đi cảng Southamton (Anh) đầu năm  2020 là 1.600 USD, đến tháng 6/2020 là 5.000 USD và đến tháng 5/2021 là 9.100 USD. Hay giá đi cảng Los Anhgesles (US) đã tăng lên đến 8.000 USD thay vì chỉ là 1.800 USD kể từ đầu năm 2020. Hoặc giá tàu đi cảng Jacksonville đã tăng lên đến 12.000 USD so với đầu năm  2020 là 3.900 USD.

"Ngoài chi phí cước giá tàu tăng cao, nhiều hãng tàu còn cộng thêm nhiều loại phí như phụ cước tàu, phí đặt chổ trước (từ 1.000-2.000 USD), phí hủy đặt chỗ,... Mặc dù chi phí cước tăng cao, tuy nhiên do tình trạng thiếu hụt container và tắc nghẽn tại các cảng biên nên các hãng tàu thường xuyên thông báo hủy chuyến, trễ lịch tàu. Công ty cung nhiều doanh nghiệp khác hiện nay phải chấp nhận việc đặt chỗ mà chưa biết giá vận chuyển để bảo đảm có chỗ trên tàu", bà Nguyễn Thị Phi Anh cho hay.

Các doanh nghiệp lo

Các doanh nghiệp lo đến việc tích trữ container và chỗ trên tàu từ phía các hãng tàu để đẩy giá lên cao.

Ngoài ra, người này còn cho biết nếu phía công ty sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn trên thị trường cho thuê container và cước vận chuyển đường biển quốc tế thì sẽ dễ dàng được chấp nhận việc đặt chỗ trên tàu. Đồng thời, việc đặt chỗ tại các đại lý cũng sẽ dễ dàng hơn so với trực tiếp làm việc với hãng tàu.

"Như vậy phải chăng đã có sự tích trữ container và chỗ trên tàu từ phía các hãng tàu để đẩy giá lên cao? Điều này rất phi lý trong bối cảnh giá dầu là chi phí lớn nhất trong cơ cấu chi phí hoạt động của các hãng tàu đã thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước đây. Đồng thời, các hãng tàu đã có thời gian dài từ quý IV/2020 để bổ sung số lượng tàu và container. Nếu không có biện pháp kiểm soát, tình hình này sẽ kéo dài với chi phí vận chuyển ngày càng tăng cao, gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp", bà Phi Anh nêu thắc mắc.