>>>Tăng trưởng ngành Bảo hiểm Nhân thọ: Bao giờ trở lại... ngày xưa?

chi phí

Chi phí "ăn mòn" lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành bảo hiểm phi nhân thọ.

Theo đánh giá Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong 6 tháng cuối năm, thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước có khả năng sụt giảm trước áp lực cạnh tranh gia tăng do các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đẩy mạnh khai thác qua bancassurance.

Không những vậy, tỷ lệ bồi thường sẽ tăng từ mức nền thấp. 2021 từng là năm thuận lợi với ngành bảo hiểm với tỷ lệ bồi thường chỉ 43,8% (giảm 13,6% và là mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua). Tuy nhiên, do các điều kiện thuận lợi không còn, BVSC cho rằng tỷ lệ bồi thường trong năm 2022 sẽ tăng trở lại về mức trung bình, lên 53% (tăng 9,2%).

Tuy nhiên, BVSC cũng dự báo lãi suất tăng trong năm 2022 sẽ hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận nhờ gia tăng doanh thu tài chính và không gây nhiều áp lực lên việc điều chỉnh dự phòng do thay đổi lãi suất kỹ thuật tối đa. Mức độ ảnh hưởng của lãi suất sẽ thể hiện rõ ràng hơn trong năm 2023.

Trước đó, Chứng khoán SSI cũng dự báo kết quả lợi nhuận quý II/2022 của hầu hết doanh nghiệp bảo hiểm sẽ suy giảm. Theo SSI, mặc dù lãi suất tăng nhưng tỷ lệ bồi thường tại các công ty bảo hiểm sẽ quay lại mức bình thường và lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu sẽ không còn thuận lợi như 2021.

Với việc thị trường chứng khoán sụt giảm so với đầu năm, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sẽ phải trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư cổ phiếu làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng. Do đó, SSI dự báo kết quả lợi nhuận quý II/2022 có thể sẽ không mấy khả quan đối với hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm.

SSI cũng đánh giá Luật Kinh doanh Bảo hiểm mới sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển lâu dài của thị trường bảo hiểm. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia của SSI cho rằng, cần một giải pháp để cải thiện cấu trúc tổng thể của thị trường, do lợi nhuận hiện tại không được phân bổ hợp lý trong toàn bộ chuỗi giá trị của ngành.

“Trong khi các công ty môi giới bảo hiểm được hưởng biên lợi nhuận cao vào thời điểm hiện tại, các công ty kinh doanh bảo hiểm đang phải chịu gánh nặng với việc giải quyết bài toán quản lý chi phí (từ định phí bảo hiểm, cấp đơn, chi phí bán hàng, hoa hồng cho đến việc quản lý hợp đồng & quản lý bồi thường cũng như tránh trục lợi bảo hiểm) và khả năng sinh lời ở mức thấp”, các chuyên gia của SSI nhấn mạnh.

Trong quý II/2022, chi phí bồi thường và chi phí khác của hầu hết các doanh nghiệp ngành bảo hiểm phi nhân thọ đều tăng, khiến lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp giảm mạnh, thậm chí có doanh nghiệp lỗ hàng trăm tỷ đồng.

Cụ thể, Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện ( HNX: PTI ), mặc dù doanh thu thuần kinh doanh bảo hiểm quý II tăng 21,6% lên 1.548 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí tăng mạnh khiến công ty bị lỗ gộp kinh doanh bảo hiểm 119 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lãi 144 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư giảm lãi, hoạt động tài chính lỗ và liên doanh, liên kết cũng lỗ. Theo đó, doanh nghiệp ghi nhận khoản lỗ ròng 223 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước đạt 25 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ kỷ lục của PTI. Lũy kế 6 tháng đầu năm, PTI lỗ 184 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 93 tỷ đồng.

PTI có quý kinh doanh lỗ nặng nhất trong lịch sử từ khi thành lập.

PTI có quý kinh doanh lỗ nặng nhất trong lịch sử từ khi thành lập.

Theo giải trình của doanh nghiệp, nguyên nhân chính là do trong nửa đầu năm phát sinh chi phí liên quan chương trình bảo hiểm “Vững Tâm An” số tiền 296 tỷ đồng. Khách hàng tham gia chương trình bảo hiểm với chi phí vài trăm nghìn đồng, có thể được chi trả hàng chục triệu đồng khi bị nhiễm bệnh COVID-19 trong khoảng thời gian nhất định, tối thiểu 3 tháng. Do dịch bệnh bùng phát mạnh nên số tiền chi trả lớn hơn nhiều số phí thu được.

>>>Bảo hiểm MIC tăng vốn trong bối cảnh lợi nhuận sụt giảm

Tương tự, Công ty CP Bảo hiểm Bảo Long (UpCOM: BLI) cũng ghi nhận lỗ hơn 51 tỷ đồng trong quý II vì phải bồi thường chi phí bảo hiểm khủng cùng khoản dự trù chi phí từ hoạt động đầu tư chứng khoán.

Cụ thể, doanh thu thuần quý II/2022 đạt 291,5 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021 nhưng doanh thu tài chính chỉ đạt 25,7 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong kỳ, tổng chi phí tài chính của BLI là 8,58 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ. Nguyên nhân do trong quý II/2022 phát sinh một số vụ bồi thường lớn nên làm tăng chi phí bồi thường, ảnh hưởng tới tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng khi so sánh với cùng kỳ.

Bảo hiểm Bảo Long (UpCOM: BLI) cũng ghi nhận lỗ hơn 51 tỷ đồng trong quý II vì phải bồi thường chi phí bảo hiểm khủng.

Bảo hiểm Bảo Long cũng ghi nhận lỗ hơn 51 tỷ đồng trong quý II vì phải bồi thường chi phí bảo hiểm khủng.

Như vậy, với việc lợi nhuận hoạt động tài chính sụt giảm và tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng cao dẫn đến lợi nhuận sau thuế của BLI âm 51,7 tỷ đồng.

Đáng chú ý, nguồn vốn của BLI bị thâm hụt do các khoản dự phòng khổng lồ từ hoạt động đầu tư chứng khoán. Cụ thể, HPG dự phòng hơn 3,7 tỷ đồng, PEG hơn 2,7 tỷ đồng, STB 2,1 tỷ đồng, CTD 1,1 tỷ đồng và PCF dự trù 251 triệu đồng.

Một ông lớn khác trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ là Tổng công ty CP Bảo hiểm Petrolimex (HoSE: PGI), mặc dù không lỗ, nhưng lợi nhuận quý II/2022 cũng giảm 30% so với cùng kỳ, chỉ ghi nhận gần 74 tỷ đồng.

Theo giải trình của PGI, nguyên nhân khiến lợi nhuận Công ty giảm trong quý II chủ yếu do dự phòng phí quý II/2022 được hoàn nhập thấp hơn cùng kỳ năm trước và tỷ lệ bồi thường thuần tăng do không còn giãn cách xã hội bởi dịch COVID-19.

Hay như, Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (HNX: ABI) cũng ghi nhận lợi nhuận quý II/2022 giảm 50,5%, chỉ còn hơn 43 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 đạt hơn 87 tỷ đồng; Lợi nhuận bán niên năm 2022 cũng giảm 40,7%, còn hơn 99 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ đạt hơn 167 tỷ đồng.

Công ty lý giải nguyên nhân khiến lợi nhuận sụt giảm là do trong quý II, chi phí bồi thường tăng gần 43 tỷ đồng, tương đương tăng 31,5% so với cùng kỳ. Tương tự, 6 tháng đầu năm, chi phí bồi thường tăng 89,3 tỷ đồng, tương đương tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2021.