>>>Nông nghiệp thay đổi thể chế để khơi thông nguồn lực

Theo ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) dư địa xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn nhiều đặc biệt các thị trường EU, Nhật Bản, Exrael, Nhật Bản vẫn đang đặt hàng với điều kiện có vùng nguyên liệu, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP...

dư địa xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn nhiềup/đặc biệt các thị trường EU, Nhật Bản, Exrael, Nhật Bản v

dư địa xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn nhiều đặc biệt các thị trường EU, Nhật Bản, Exrael, Nhật Bản.

“Nhiều khách hàng châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…đã đặt vấn đề mong muốn có nhiều đơn hàng hơn với điều kiện đáp ứng các tiêu chuẩn”, ông Đinh Cao Khuê cho biết.

Tính đến hết tháng 12/2021, kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả đạt 3,52 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2020. Trong 10 thị trường xuất khẩu lớn, Trung Quốc tăng 4%, Hoa Kỳ tăng 33%, Hàn Quốc tăng 8%, Nhật Bản tăng 21%, Đài Loan (Trung Quốc) tăng 36%...

Thêm nữa với điều kiện được thiên nhiên ưu đãi, các vùng trồng trọt trải dài qua nhiều vùng khí hậu, do đó, Chủ tịch Cty Đồng Giao nhận định: “Chúng ta hoàn toàn có thể cung cấp đa dạng hơn các loại nông sản kể cả cây ôn đới, cung cấp cho các khách hàng Nhật Bản, Hàn Quốc với các loại rau quả như rau chân vịt, ngô ngọt,…”

Điều ông Khuê mong muốn là có vùng nguyên liệu ổn định để doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào hệ thống chế biến, kết hợp xuất khẩu rau quả tươi và chế biến. Hoa quả tươi, chất lượng tốt sẽ được lựa chọn để xuất khẩu, còn những hoa quả loại 2, loại 3 sẽ đưa vào chế biến ra nhiều loại sản phẩm, giúp nâng cao giá trị cho ngành rau quả.

Bởi để hiện thực điều này, doanh nghiệp không thể đến một tỉnh thành, địa phương mà có được 1.000-2.000 ha vùng trồng, mà cần liên kết với các HTX ở các địa phương. Chủ tịch Cty Đồng Giao cũng nhấn mạnh, cần có chính sách đẩy mạnh chế biến bên cạnh xuất khẩu tươi.

Doanh nghiệp kiến nghị các ngân hàng cần tạo điều kiện, ưu tiên cho các doanh nghiệp ngành rau quả vay vốn với thời gian kéo dài từ 8-10 năm.

Doanh nghiệp kiến nghị các ngân hàng cần tạo điều kiện, ưu tiên cho các doanh nghiệp ngành rau quả vay vốn với thời gian kéo dài từ 8-10 năm.

>>>Nông nghiệp thay đổi thể chế để khơi thông nguồn lực

>>>Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Trụ đỡ" thụt lùi thì nền kinh tế thụt lùi

Cùng với đó, ông Khuê kiến nghị các ngân hàng cần tạo điều kiện, ưu tiên cho các doanh nghiệp ngành rau quả vay vốn với thời gian kéo dài từ 8-10 năm."Với thời gian đó, doanh nghiệp mới có thể xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng nhà máy chế biến nông sản và xuất khẩu", Chủ tịch Cty Đồng Giao nhấn mạnh.

Theo ông Đinh Cao Khuê, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới nhiều vấn đề, trong đó có khâu vận chuyển. "Hiện nay, hàng xuất khẩu đi châu Âu, Mỹ rất nhiều, nhưng việc book tàu gặp khó khăn", ông Khuê.

Đồng thời kiến nghị Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan cần thông báo kịp thời, tránh đứt gẫy trong khâu vận chuyển nông sản đi tiêu thụ.

Cũng khó khăn về câu chuyện logistics cho nông sản, ông Cao Chí Công, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định, tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát gây ra nhiều khó khăn. Đặc biệt với doanh nghiệp ngành gỗ là vấn đề giá cước vân chuyển cao, mức tăng phổ biến là tăng từ 3-4 lần so với trước dịch. Do đó, đề nghị Chính phủ có chính sách đầu tư vào đội tàu cảng biển, container, tránh rủi ro vận chuyển cho doanh nghiệp.