>> Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tăng cường kiểm soát hoạt động

Điểm sáng từ Luật Kinh doanh bảo hiểm

Năm 2023 nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng, theo mục tiêu Quốc hội đặt ra là GDP tăng 6,5%. Nhu cầu về bảo hiểm tại Việt Nam cũng tiếp tục tăng, đồng thời nhận thức của người dân và các tổ chức kinh tế về vai trò của bảo hiểm được nâng cao hơn nữa.

Bộ Tài chính dự báo, năm 2023 thị trường bảo hiểm sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 15% so với năm 2022

Bộ Tài chính dự báo, năm 2023 thị trường bảo hiểm sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 15% so với năm 2022

Cũng trong năm nay, Luật Kinh doanh bảo hiểm mới sẽ có hiệu lực thi hành, cộng đồng doanh nghiệp hy vọng các chính sách mới của Nhà nước về bảo hiểm, những sửa đổi về chủ trương, quy định pháp luật sẽ là một yếu tố tích cực thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển. Bộ Tài chính dự báo, thị trường sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 15% so với năm 2022.

Về xu hướng thị trường, với nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao về những rủi ro trong cuộc sống, đặc biệt sau đại dịch COVID-19, các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe được dự báo có sự tăng trưởng tích cực. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư tiếp tục là loại sản phẩm bảo hiểm chủ đạo, với xu hướng tăng trưởng tốt ở các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư đơn vị, với thêm nhiều công ty bảo hiểm thành lập các quỹ đầu tư để đa dạng sự lựa chọn cho người tham gia bảo hiểm.

Đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, ngoài những rủi ro thiên tai và rủi ro thông thường khác, những rủi ro mới phát sinh như trên không gian mạng, gián đoạn kinh doanh do dịch bệnh,... tiếp tục được các cá nhân, tổ chức kinh doanh quan tâm và có nhu cầu được bảo hiểm.Vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ cần phát triển những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu bảo vệ của khách hàng.

Đặc biệt, bảo hiểm nhúng (bảo hiểm bán kèm) cũng dần trở thành một xu hướng, nhờ những ích lợi mà hình thức này mang lại cho các bên (bảo hiểm “nhúng” là hình thức bảo hiểm công ty bảo hiểm hợp tác với một bên thứ ba để cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đến một tập khách hàng cụ thể mà bên thứ ba đang cung cấp,  khai thác công nghệ kỹ thuật số và dữ liệu, đóng gói sản phẩm bảo hiểm cùng sản phẩm chính đối tác đang bán, ví dụ bảo hiểm trễ chuyến bay (bán kèm theo vé máy bay), bảo hiểm tai nạn cho khách đặt xe Grab…

Hiện tại trên thị trường có 31 DNBH phi nhân thọ, 19 DNBH nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm đang hoạt động. Tổng số đại lý bảo hiểm đang hoạt động khoảng gần 800.000 người. So với quy mô thị trường thì số lượng doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm và số lượng đại lý hoạt động cũng không phài là quá nhiều.

Các DNBH luôn phải tuân thủ theo các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các Luật có liên quan khác trong hoạt động huy động, đầu tư vốn và chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Tài chính), vì bảo hiểm là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù.

>> Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi): Giúp doanh nghiệp tự chủ hơn trong hoạt động

Chuyển đổi số là tất yếu

Những quy định mới của Luật kinh doanh bảo hiểm mới ban hành năm 2022 theo hướng tăng cường hơn nữa việc bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, nâng cao chất lượng hoạt động quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và công tác phục vụ khách hàng của DNBH, cũng sẽ mang tới sự phát triển bền vững hơn cho thị trường.

Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần áp dụng công nghệ để cá nhân hóa hơn nữa các sản phẩm bảo hiểm, với phí bảo hiểm được tính sát nhất với rủi ro của từng cá nhân

Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần áp dụng công nghệ để cá nhân hóa hơn nữa các sản phẩm bảo hiểm, với phí bảo hiểm được tính sát nhất với rủi ro của từng cá nhân

Trong đó, vấn đề ứng dụng thành tựu công nghệ mới về trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT)…. để nâng cao chất lượng và hiệu quả của cả chuỗi giá trị bảo hiểm, từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, hoạt động marketing, tăng cường hoạt động tương tác và trải nghiệm dịch vụ của khách hàng, đơn giản hóa thủ tục và thời gian chi trả quyền lợi bảo hiểm… vốn đang được các DNBH trên thị trường ứng dụng, triển khai thử nghiệm từng phần trong những năm vừa qua sẽ tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong năm 2023.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần áp dụng công nghệ để cá nhân hóa hơn nữa các sản phẩm bảo hiểm, với phí bảo hiểm được tính sát nhất với rủi ro của từng cá nhân. Ví dụ cùng một tệp khách hàng, người vận động nhiều, chăm chỉ tập luyện sức khỏe rõ ràng phải được hưởng mức phí bảo hiểm tốt hơn người ít vận động, sức khỏe không tốt và việc này hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ ứng dụng các công nghệ mới, như các thiết bị thông minh mang theo người.

Về lâu dài, tôi cho rằng trong thị trường bảo hiểm, cạnh tranh bền vững nhất vẫn là thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Vì vậy, bắt buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ số để cải tiến các sản phẩm, dịch vụ thuần túy, nâng cao trải nghiệm, tương tác với khách hàng.

Trong 10 năm tới, ngành bảo hiểm sẽ có sự chuyển dịch mạnh. Như tại Nhật Bản hiện nay đã có công ty đầu tư 2 triệu USD để sử dụng AI thẩm định hồ sơ, yêu cầu bồi thường bảo hiểm cả bằng văn bản và phi văn bản. Điều đó cho thấy rằng, ở thị trường Việt Nam, trong thời gian tới, thị trường có khả năng sẽ phát triển những kênh phân phối mới, xuất hiện sản phẩm bảo hiểm hoàn toàn mới, đơn giản, thân thiện, thêm các tiện ích cho khách hàng trong quá trình mua bảo hiểm, quản lý hợp đồng bảo hiểm, khiếu nại quyền lợi bảo hiểm…

Thêm một điều cần chú ý nữa với các DNBH đó là phát triển các đại lý tư vấn, đội ngũ tư vấn viên chất lượng. Cụ thể, nên tập trung vào đội ngũ đại lý toàn thời gian, chuyên nghiệp và yêu cầu trình độ cao hơn. Chuẩn hóa lực lượng tư vấn viên, thậm chí bỏ văn phòng tổng đại lý ở chỗ này, chỗ kia không phải vấn đề nếu doanh nghiệp có những phương án thay thế phù hợp, nhằm kiện toàn bộ máy hoạt động kinh doanh.