>>Quảng Nam cần mở rộng không gian du lịch về phía Nam

Trong giai đoạn phục hồi hậu Covid-19 và phát triển, khách du lịch đang trong quá trình tìm kiếm những sản phẩm du lịch trải nghiệm mới, thân thiện, gần gũi môi trường, con người trở về với thiên nhiên, nguyên thuỷ, thuận thiên. Đây được xem như là điều kiện tốt để làm mới, thiết kế mới những trải nghiệm du lịch biển đảo mà địa phương có tiềm năng.

Hiện nay, các địa phương cạnh tranh nhau để thu hút và phải hợp tác để đa dạng và khách lưu trú lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn như MICE, LEISURE cho những lữ khách chú trọng sức khoẻ tinh thần. Tuy nhiên, mấu chốt vấn đề vẫn là chưa có sản phẩm du lịch phù hợp chung cho cả khách quốc tế và Việt Nam, vì vậy cần phân định rõ để phát triển bền vững điểm đến và phát triển trải nghiệm.

Các địa phương cần có thểm sản phẩm chủ lực, riêng biệt đối với du lịch biển, đảo.

Các địa phương cần có thêm sản phẩm chủ lực, riêng biệt đối với du lịch biển, đảo. 

Ngoài ra, du lịch Việt Nam được nhiều du khách biết đến với lợi thế du lịch biển, đảo bởi sở hữu đường bờ biển dài, đẹp trải dọc đất nước, có hàng ngàn đảo, quần đảo và những vùng vịnh kì vĩ, đẹp nhất thế giới như Hạ Long, Lan Hạ, Bái Tử Long, Lăng Cô, Nha Trang, Phú Quốc… nhưng lại phát triển không đồng bộ. Trang thiết bị cơ sở hạ tầng phục vụ khách và hàng hóa được sử dụng chung, quản lý cơ sở vật chất yếu kém nên chưa thực sự hấp dẫn du khách đi tours và khách tàu biển.

Ông Phạm Hà, CEO LUX GROUP cho rằng đến nay vẫn chưa có những quy định chung, chú trọng việc phục vụ khách và hiểu sâu sắc hoạt động du lịch biển, trong đó địa phương, tự ý đưa ra những quy trình riêng làm khó doanh nghiệp. Về thể chế, chính sách, ông Hà cho rằng các khái niệm du lịch biển như beach tourism, sea tourism, hay martitime tourism… và sản phẩm du lịch biển chủ đạo chưa bao giờ được đưa vào chiến lược sản phẩm du lịch quốc gia trong nhiều năm qua.

Theo vị này, chính quyền các địa phương nên mở rộng khái niệm sản phẩm du lịch biển (martime tourism), bao quát hơn hướng đến phát triển bền vững. Phát triển mạnh mẽ các cảng thuỷ nội địa và quốc tế để thu thút khách tàu biển với hạ tầng tốt, điểm đến nghỉ biển nghiều hoạt động năng động, nhiều cảm xúc thu hút khách đến nhiều lần thay vì một đi không trở lại.

a

Việt Nam hiện chưa có cảng hành khách chuyên dụng tại một số thành phố cảng vốn đang là điểm đến phổ biến của các tàu và khách du lịch tàu biển.

“Việt Nam chúng ta cần hình thành tuyến du lịch ven biển Việt Nam nhằm tạo sản phẩm mới lạ cho du lịch. Mỗi địa phương có biển cần có những sản phẩm du lịch biển đảo riêng đặc trưng như OCOP, nhiều trải nghiệm không chỉ bó hẹp ở bãi biển, càng đa dạng càng tốt, khách hàng có nhiều lựa chọn cho trải nghiệm mà du khách thích. Các địa phương có biển phải có hạ tầng cảng thuỷ nội địa riêng cho hoạt động biển đảo địa phương, nội vùng và liên vùng, du ngoạn trên biển phải an toàn, dễ dàng hơn, cấp phép đơn giản tours mới, tuyến mới, các hoạt động cấp phép cần một cửa thay vì 18 loại giấy tờ để hoạt động ngủ đêm”, ông Phạm Hà đề xuất.

Đồng quan điểm, Đại diện Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist cũng nhìn nhận Việt Nam hiện chưa có cảng hành khách chuyên dụng tại một số thành phố cảng vốn đang là điểm đến phổ biến của các tàu và khách du lịch tàu biển (DLTB) như TP. HCM, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế. Theo vị này, hiện ta vẫn đang sử dụng các cảng hàng hoá hay cảng container hiện có để đón khách du lịch tàu biển mỗi khi tàu khách du lịch ghé đến.

Cũng theo vị này, sản phẩm du lịch tàu biển còn thiếu đa dạng, ít được đổi mới. Việc đầu tư nâng cấp các tuyến, điểm tham quan hiện có, cũng như xây dựng, phát triển các tuyến, điểm tham quan mới, nhằm tạo sự hấp dẫn, mới lạ, thu hút khách du lịch tàu biển tìm đến tham quan du lịch, hay quay trở lại Việt Nam để khám phá tiếp còn chậm thực hiện, ít được chú trọng.

“Ngoài ra, các dịch vụ khác như ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí... cũng chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của hành khách. Mặt khác, giá thành sản phẩm DLTB cũng đang tăng nhanh trong thời gian gần đây, do việc tăng cao lệ phí tham quan và các dịch vụ khác, đã tác động đến việc lập trình đi Việt Nam của các hãng tàu và việc mua tour du lịch Việt Nam của khách DLTB”, vị Đại diện Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist chia sẻ.

Vì vậy, để phát huy thế mạnh cho du lịch biển, đảo, các doanh nghiệp đề xuất chính sách visa cần thông thoáng, cởi mở, linh hoạt, đơn giản hóa thủ tục, xử lý nhanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách đến Việt Nam (ít nhất là như thời điểm trước đại dịch covid-19) . Đồng thời, mở rộng danh sách quốc gia được miễn visa với các nước EU, Mỹ, Australia, New Zealand v.v., vốn là các thị trường quan trọng, tiềm năng của du lịch Việt Nam,

a

Hiện tại, các địa phương vẫn đang sử dụng các cảng hàng hoá hay cảng container hiện có để đón khách du lịch tàu biển mỗi khi tàu khách du lịch ghé đến.

Cùng với đó, đẩy mạnh việc cấp visa điện tử cho du khách một cách thực chất, mở rộng danh sách cấp visa điện tử, tăng số ngày miễn visa (đáp ứng nhu cầu đi du lịch và lưu trú). Có thể chấp nhận cho quay lại lần 2 trong thời gian miễn thị thực (để có thể kết nối mở rộng chương trình 3 nước Việt Nam - Lào – Campuchia).

Tiếp tục cải tiến thủ tục nhập xuất cảnh đối với khách DLTB tại cảng biển theo hướng cấp visa tập thể đối với toàn bộ du khách chỉ quá cảnh, lên bờ tham quan du lịch Việt Nam, và xuất cảnh theo tàu, qua đó giảm bớt các giấy tờ mà du khách tàu biển cần khai báo.

Đặc biệt, Các địa phương cần có sự phối hợp, đánh giá những điểm đến mới, có tiềm năng phát triển DLTB, từ đó giới thiệu, thông tin đến các doanh nghiệp để họ tìm hiểu, đầu tư, khai thác. Ngoài ra, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp này đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển, điểm tham quan, hạ tầng cung ứng dịch vụ,... phục vụ khách DLTB tại những điểm đến mới .

Song song với đó, nhanh chóng công bố hàng hải quốc tế và vùng neo đậu dành cho tàu khách tại những điểm đến đến mới, và bố trí lực lượng giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh cho tàu và du khách. Thực hiện nâng cấp, cải  tạo cơ sở hạ tầng giao thông và các điểm tham quan  bị xuống cấp, đặc biệt là vấn đề vệ sinh môi trường.

Đồng thời tăng cường đầu tư, xây dựng cở sở hạ tầng giao thông và các tuyến điểm tham quan du lịch mới, tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt liên kết vùng trong du lịch, từ đó góp phần cho việc thiết kế các chương trình DLTB mới, đa dạng, hấp dẫn và phù hợp với thị hiếu của khách DLTB. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo hướng chuyên nghiệp hóa, đặc biệt là lực lượng hướng dẫn viên và lái xe phục vụ khách DLTB.