>> “Bùng nổ” tín dụng xanh, trái phiếu xanh

Theo Báo cáo "Nhìn lại 2022 và triển vọng thị trường 2023" của FiinRatings, năm qua, tín dụng cho ngành bất động sản đã bị kiểm soát chặt chẽ đối với cả chủ đầu tư và người mua nhà. Trong khi tăng trưởng tín dụng năm 2022 được đặt ở mức 14%, ngành bất động sản (BĐS) càng gặp khó khăn khi:

Báo cáo của FiinRatings đề cập đến các ngành tâm điểm gồm: Bất động sản, Điện, Ngân hàng và Chứng khoán - 4 ngành có nguồn vốn gắn bó với thị trường vốn/ trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó,

Báo cáo của FiinRatings đề cập đến các ngành chủ đạo gồm: Bất động sản, Điện, Ngân hàng và Chứng khoán - 4 ngành có nguồn vốn gắn bó với thị trường vốn/ trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, khó khăn của thị trường bất động sản có tác động lan tỏa mạnh. Ảnh minh họa

Thông tư 16/2021/TT-NHNN: Cấm TCTD mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành để cơ cấu nợ, góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp khác, tăng vốn lưu động.

Thông tư 39/2016/TT-NHNN: Cấm các TCTD cho vay đối với nhu cầu góp vốn, hợp tác kinh doanh hoặc ký quỹ cho các dự án hình thành trong tương lai.

Thông tư 08/2020/TT-NHNN: Về việc hạ tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung/dài hạn xuống 34%.

FiinRatings điểm lại, Việt Nam bước vào năm 2022 với nhiều kỳ vọng trên nhiều phương diện. Thị trường chứng khoán bùng nổ và VN-Index tiến tới đỉnh mới ở mức 1.524,7 điểm, dịch bệnh dần được kiểm soát khi tỷ lệ bao phủ vaccine mũi 2 đạt 99% và các biện pháp cách ly xã hội được gỡ bỏ. Tuy nhiên, ảnh hưởng tích cực từ tình trạng trên không duy trì được lâu khi một loạt các sai phạm bị phát giác trong năm vừa qua đã làm lộ diện các lỗ hổng pháp lý và nhiều kiểu biến tướng của các kênh huy động vốn. Thị trường vốn đã có phản ứng ngay lập tức với làn sóng bán tháo đẩy chỉ số VN-Index xuống 34%. Kênh TPDN cũng chứng kiến mua lại tăng 37,8% so với cùng kỳ và giảm 63,7% phát hành mới. Trong đó, chiếm đa số là các lô TPDN lãi suất cao dao động từ 8,7%-14% nhưng kỳ hạn ngắn để doanh nghiệp có thể giải quyết thanh khoản trong ngắn hạn.

"Có thể thấy, tắc nghẽn dòng vốn, áp lực đảo nợ và chất lượng tín dụng giảm sút đang là các vấn đề hiện diện trên thị trường. Về phía nhà đầu tư, sự thiếu minh bạch thông tin trước đó cùng với những diễn biến tiêu cực gần đây đã gây ra tâm lý hoảng loạn, đẩy nhóm này qua trạng thái thận trọng hơn bằng cách gia tăng nắm giữ tiền mặt hay gửi tiết kiệm", các chuyên gia của FiinRatings đánh giá.

>> Chủ tịch FiinGroup: Liên thông để khơi thông thị trường vốn 2023

Những vấn đề trên đã bộc lộ những lỗ hổng của thị trường và gây ra những hệ lụy chung cho chính thị trường vốn, doanh nghiệp, nhà đầu tư, cho cả nền kinh tế. Cho đến hiện tại, nhìn chung về thị trường trái phiếu, các chuyên gia vẫn nhận định đang tiếp tục "đóng băng", căn cứ trên lượng phát hành mới rất yếu của tháng 12 và lác đác của tháng 1 (một phần do thời gian gián đoạn nghỉ Tết nguyên đán). Bên cạnh đó, thanh khoản của thị trường, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp vẫn là "bóng đen" đè nặng lên tâm lý và sức khỏe tài chính của không ít tổ chức phát hành, khiến nhà đầu tư càng e ngại kênh TPDN. Thị trường có thể nói vẫn đang rất trông chờ những quyết sách gỡ khó cho thị trường bất động sản, đặc biệt cho trái phiếu doanh nghiệp để "qua cơn bĩ cực" thực sự, và đặt kỳ vọng vào Dự thảo sửa Nghị định 65 - Dự thảo mà Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 2/2 vừa cho biết "sẽ trình Chính phủ trong tuần tới". 

Báo cáo "Nhìn lại 2022 và triển vọng thị trường 2023" của FiinRatings cũng đưa ra 2 yếu tố cốt lõi/ bài học rút ra từ các vấn đề của thị trường năm qua.

Thứ nhất, quy mô lớn không đồng nghĩa với năng lực trả nợ tốt. Khi thị trường nhà ở Trung Quốc gặp khủng hoảng, tập đoàn Bất động sản lớn nhất của Trung Quốc là Evergrande tuyên bố phá sản do sử dụng đòn bẩy cao. Khủng hoảng thanh khoản Evergrande đã lặp lại ở Việt Nam với Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát, song tương đối bất ngờ khi nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS Việt Nam nói riêng được kỳ vọng phục hồi ở đầu năm 2022.

Kết quả kinh doanh 9 tháng 2022 đã cho thấy Top 20 nhà phát hành TPDN riêng lẻ có tỷ lệ bình quân Nợ vay/EBITDA là 6,99 lần trong khi hệ số chi trả lãi vay chỉ đạt 3,74 lần. Kết hợp với tình hình thắt chặt tín dụng, nhiều doanh nghiệp khó tránh khỏi suy giảm chất lượng tín dụng. Một số trường hợp có thể kể đến NVL và HPX, hai doanh nghiệp này sử dụng đòn bẩy TPDN cao nhưng sức khỏe tài chính yếu kém đã gây tác động xấu đến khả năng thanh toán các khoản nợ. Theo FiinRatings, đây cũng là bài học cho các nhà đầu tư TPDN về sự cần thiết của việc tự đánh giá chất lượng sản phẩm, hoặc sức khỏe tài chính của doanh nghiệp phát hành khi đầu tư vào các sản phẩm tài chính rủi ro cao.

Thứ hai, cơ chế chính sách đóng vai trò trọng yếu. Thị trường tài chính năm 2022 đã chững lại bởi một loại các sai phạm mang tính dân sự và hình sự. Sự đổ vỡ hàng loạt này làm dấy lên hoài nghi về tính hiệu quả của các quy định pháp lý với các kênh vốn chính. Do đó, một số thông tư đã được đưa ra nhằm nắn lại dòng vốn của thị trường. Kênh vốn tín dụng chịu tác động từ: thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định tỷ lệ nắm giữ TPDN của ngân hàng, thông tư 39/2016/TTNHNN không cho vay đặt cọc BĐS hình thành trong tương lai. Với kênh TPDN, nghị định 65/2022/NĐ-CP yêu cầu chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn NĐT và trách nhiệm các bên liên quan.

"Các chính sách mới đã gây ảnh hưởng lên thị trường TPDN khi hoạt động phát hành trong năm chỉ bằng 36,29% tổng giá trị năm 2021. Một số quy định khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng như Quy hoạch Điện 8. Sự chậm trễ trong phê duyệt đề án đã đẩy nhiều doanh nghiệp năng lượng tái tạo phải hoạt động dưới công suất và suy giảm dòng tiền do bị nợ tiền bán điện từ EVN. Có thể nói, cơ chế chính sách đang cho thấy vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng quy định theo các chuẩn mực sao cho hợp lý hơn nhưng không đồng nghĩa thắt chặt nguồn vốn của các doanh nghiệp", báo cáo đánh giá.