>> Fintech vừa mua lại một công ty chứng khoán có tiềm lực gì?

Đổi mới nền tảng huy động

Theo một nghiên cứu mới xuất bản của công ty nghiên cứu thị trường Research and Markets tại Mỹ, quy mô thị trường gây quỹ cộng đồng toàn cầu dự kiến sẽ đạt 59,36 tỷ USD vào năm 2030. Báo cáo cung cấp cái nhìn chi tiết về động lực thị trường trong hiện tại cũng như khả năng tăng trưởng trong tương lai.

Giới chuyên gia tin rằng Fintech sẽ là lĩnh vực tiềm năng thu hút cá nhà đầu tư trong giai đoạn tới

Giới chuyên gia tin rằng Fintech sẽ là lĩnh vực tiềm năng thu hút cá nhà đầu tư trong giai đoạn tới

Cụ thể, tăng cường áp dụng các công nghệ đổi mới, bao gồm chuỗi khối (Blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning) là cần thiết, bởi nhiều nền tảng huy động vốn cộng đồng khác nhau trên khắp thế giới và sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng người dùng trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram và Twitter, là những yếu tố chính được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng của thị trường toàn cầu trong suốt giai đoạn dự báo.

Hơn nữa, việc các nhà cung cấp dịch vụ gây quỹ cộng đồng ngày càng nỗ lực để giúp các doanh nghiệp huy động vốn từ các nhà đầu tư, mà không cần phải điều hướng các thủ tục ngân hàng phức tạp, có thể là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường trong những năm tới.

Đơn cử như vào tháng 11/2022, Fundnel đã giới thiệu thương hiệu mới tại Malaysia. Với lần ra mắt này, công ty sẽ có thể hỗ trợ mã hóa các tài sản, phát triển một giải pháp đầu cuối giúp giao dịch chứng khoán, bất động sản, tài sản xa xỉ với chi phí rẻ hơn và nhanh hơn.

Trong những năm gần đây, huy động vốn cho nhiều dự án nhỏ với sự trợ giúp của huy động vốn từ cộng đồng trên các nền tảng truyền thông xã hội, đặc biệt đối với các công ty đang trong giai đoạn tạo ra lợi nhuận, đang trở nên phổ biến và dự kiến sẽ tác động tích cực đến việc áp dụng các giải pháp gây quỹ này trong tương lai gần.

Tuy nhiên, việc gọi vốn cộng đồng cũng có những hạn chế và thách thức nhất định, như thiếu khung pháp lý, trong đó có thành lập, vận hành và cơ chế hoạt động của sàn giao dịch gọi vốn cộng đồng; công bố thông tin, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp cũng chỉ có thể gọi vốn khoản nhỏ, không dám gọi vốn cộng đồng đại chúng với các điều khoản hết sức minh bạch, theo đúng ý nghĩa của nó. Ngoài ra, điều kiện kinh tế khủng hoảng khiến dự đoán triển vọng và định giá của các công ty công nghệ trẻ đang tìm kiếm vốn giảm sút mạnh mẽ.

>> Fintech: Làm gì để đáp ứng tài chính toàn diện?

Tiềm năng cho Fintech

Tại thị trường Việt Nam, trong bối cảnh lãi suất cao, các bất ổn về kinh tế, chính trị trên thế giới đã tác động đáng kể đến dòng vốn của doanh nghiệp. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng đẩy mạnh huy động vốn quốc tế.

Mới đây, với việc nhận thêm 50 triệu USD từ hai quỹ đầu tư quốc tế, công ty Cổ phần Đầu tư F88

Mới đây, công ty Cổ phần Đầu tư F88 đã nhận thêm 50 triệu USD từ hai quỹ đầu tư quốc tế

Trong đó, giới chuyên gia tin rằng Fintech sẽ là lĩnh vực tiềm năng thu hút cá nhà đầu tư. Ông Jalil Rasheed, chuyên gia đến từ Viện Tony Blair về Thay đổi toàn cầu (tổ chức phi lợi nhuận do cựu Thủ tướng Anh Tony Blair thành lập, nhằm hỗ trợ các nước giải quyết thách thức lớn) cho biết, các dự báo đều cho thấy dòng vốn đầu tư mạo hiểm dịch chuyển về khu vực Đông Nam Á và chảy về các lĩnh vực như tài chính, giáo dục và y tế.

“Các khoản đầu tư mạo hiểm giai đoạn tới được dự đoán sẽ tạo ra sự bùng nổ của khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, Việt Nam đang củng cố danh tiếng của mình như một ngôi nhà an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư mạo hiểm, nhất là với Fintech và thương mại điện tử”, ông Jalil Rasheed nhấn mạnh.

Mới đây, với việc nhận thêm 50 triệu USD từ hai quỹ đầu tư quốc tế, công ty Cổ phần Đầu tư F88 đã cho thấy sức hút của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính Việt Nam.

Cụ thể, hai quỹ đầu tư quốc tế đó là quỹ Việt Nam – Oman và quỹ Mekong Enterprise Fund IV, trong đó quỹ Việt Nam Oman (VOI) góp 30 triệu USD. Chính thức hoạt động từ năm 2009, VOI đã đầu tư vào 17 dự án trọng điểm trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, y tế, giáo dục tại Việt Nam nhưng đây là lần đầu tiên quỹ này đầu tư vào mảng tài chính, cụ thể là mô hình phân phối các dịch vụ tài chính toàn diện dành cho những người không có tài khoản ngân hàng hoặc không đủ điều kiện sử dụng các dịch vụ tài chính từ ngân hàng (unbank và underbank).

Còn với Mekong Capital, đây là lần thứ ba rót vốn, sau các năm 2017 và 2020. Ông Chris Freund, Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc quỹ Mekong Enterprise Fund IV bày tỏ ấn tượng về khả năng thay đổi bản thân của doanh nghiệp, để thích nghi với sự phát triển thị trường nói chung.

“Ngoài ra, việc F88 đã định hình được một hệ thống giá trị văn hóa doanh nghiệp là một lợi thế “tuyệt vời” khi kêu gọi vốn đầu tư từ Mekong Capital”, tác giả cuốn sách “Chuyện lẩu cua” khẳng định.

Ông Phùng Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty Cổ phần Đầu tư F88 cho biết, Quỹ Đầu tư Chính phủ Oman rất quan tâm đến lĩnh vực tài chính tại Việt Nam đặc biệt là phân khúc khách hàng unbanked (người trưởng thành chưa có tài khoản ngân hàng) và underbanked (người chưa tiếp cận dịch vụ ngân hàng) giúp cho người dân ngày càng dễ dáng tiếp cận dịch vụ tài chính chất lượng.

Riêng với quỹ đầu tư Mekong Enterprise Fund IV thì việc gọi vốn có đôi chút thuận tiện hơn vì hai đơn vị đã rất hiểu nhau sau 2 vòng gọi vốn vào các năm 2017, 2020.  Đây là những thoả thuận hợp vốn thành công trong vòng gọi vốn series C, nơi các quỹ đầu tư sẽ rót vốn với kỳ vọng đạt lợi nhuận cao và nhanh hơn nhiều lần so với các vòng gọi vốn trước.

“Ngoài hai quỹ đầu tư quốc tế này, F88 vẫn đang tiếp tục đa dạng hóa các nguồn vốn tài trợ. Toàn bộ số vốn 50 triệu USD sẽ được đầu tư vào 3 hạng mục phát triển trọng điểm bao gồm: Chuyển đổi số hướng đến nâng cao trải nghiệm khách hàng, gia tăng hiệu quả quản trị và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính số; Mở rộng thị trường bao gồm tăng trưởng tệp khách hàng và gia tăng số lượng điểm bán; Đầu tư vào phát triển đội ngũ con người F88”, ông Tuấn chia sẻ.

Đối với thị trường Đông Nam Á nói chung, ông Karan Mohla, đối tác công ty đầu tư mạo hiểm B Capital Group có trụ sở tại Mỹ cho biết, khi các công ty tập trung nhiều hơn vào cấu trúc và hiệu suất công ty, khu này sẽ thu hút các khoản đầu tư chất lượng cao hơn. "Đó là lý do tại sao có lẽ năm 2023 sẽ mang lại nhiều điều cả tích cực và tiêu cực. Đó là một phần cần thiết của quá trình dịch chuyển".