>>> Sóng cổ phiếu ngân hàng cuối năm BID sẽ tăng vốn điều lệ lên 50 ngàn tỷp/trong quí cuối của năm 2021 bằngp/việc chia cổ tức cho cổ đông với ty lệ

BID sẽ tăng vốn điều lệ lên 50 nghìn tỷ trong quí cuối của năm 2021 bằng việc chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ dự kiến lên tới  25,77%

Cụ thể,  khối ngoại ''gom'' cổ phiếu VCB và BID với giá trị mua ròng đạt 536 tỷ đồng và 209 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại đã ''gom'' thêm hơn 34,5 triệu cổ phiếu CTG trong 20/21 phiên giao dịch của tháng 11 với giá trị mua ròng gần 1.150 tỷ đồng. Với cổ đông cô đặc và NHNN sở hữu tới 80,9%; KEB HanaBank nắm giữ 15% cổ phiếu nên tại BIDV lượng cổ phiếu trôi nổi ngoài thị trường khá ít so với các cổ phiếu free float của ngân hàng khác.

Báo cáo tài chính mới đây được BID công bố với kết quả khả quan với tổng thu nhập hoạt động đạt 15.246 tỷ đồng tăng 23%. Lợi nhuận trước thuế (PBT) đạt 2.122 tỷ đồng. Như vậy, tổng thu nhập hoạt động lũy kế 9 tháng đầu năm tăng 36,4% , đạt 47.143 nghìn tỷ. Trong đó thu nhập từ lãi  đạt 35.964 tỷ đồng, tăng 42,5% , NIM tăng nhẹ lên 2,97% do hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp.

Tuy nhiên, chi phí dự phòng của BID vẫn ở mức tương đối cao, hơn 7.502 tỷ trong quý 3/2021, có thể thấy BID đang tích cực trích lập dự phòng với mục tiêu tái cấu trúc cải thiện chất lượng tài sản. Cho vay khách hàng của BID đạt 1.328 nghìn tỷ  tăng 9,42%.

Tỷ lệ dư nợ phân khúc bán lẻ BID liên tục tăng trong các năm qua cùng với áp lực giảm lãi suất đã khiến lãi suất cho vay duy trì ở mức thấp. Huy động tiền gửi của khách hàng đạt 1.309 nghìn tỷ tăng 6,79%, CASA của ngân hàng tăng nhẹ lên mức 18,5%. Tỷ lệ nợ xấu giảm liên tục qua từng quý từ mức 2% trong Q2/20 xuống mức 1,61% trong Q3/21, cùng với đó tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng trong 4 quý gần đây, đạt 140% vào Q3/21 thấp hơn mức trung bình của hệ thống. 

BIDV lấy ý kiến cổ đông tăng vốn chia cổ tức

Nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong quý 2 ghi nhận khoảng 13.400 tỷ đồng, tương đương 1% dư nợ, giảm 55% so với Q4/2020. BID dự kiến sẽ trích lập khoảng 5.000 tỷ đồng cho các khoản nợ tái cơ cấu trong năm nay. Bên cạnh đó, BID đã tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC và đẩy mạnh trích lập dự phòng trong năm 2021 (chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9 tháng 2021 đạt hơn 23 nghìn tỷ, tăng 44%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đặt 140% trong Q3/2021), từ đó áp lực trích lập dự phòng từ năm 2022 trở đi sẽ giảm bớt đáng kể giúp cho lợi nhuận của ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ.

Mới đây, BID vừa trình cổ đông phương án phát hành tối đa gần 1.037 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến năm 2019 và lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ và chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2020. Tỷ lệ phát hành dự kiến là 25,77%. Thời gian phát hành là trong năm 2021-2022.

Sau phát hành, vốn điều lệ của BID sẽ tăng thêm 10.365 tỷ lên hơn 50.585 tỷ đồng. Hiện vốn điều lệ của ngân hàng là hơn 40.220 tỷ đồng, đứng thứ ba toàn ngành sau VietinBank (48.058 tỷ) và VPBank (44.455 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, BID cũng sẽ tập trung cơ cấu danh mục tín dụng, cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, an toàn, có phương án/dự án kinh doanh khả thi, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), doanh nghiệp FDI có tiềm năng phát triển, lợi thế cạnh tranh; mở rộng kênh phân phối hiện đại và nâng cao chất lượng kênh phân phối truyền thông trong nước, khu vực và thế giới.

Đánh giá về cổ phiếu BID, Công ty Chứng khoán CSI cho rằng, với việc đẩy mạnh trích lập dự phòng trong năm 2021 giúp cải thiện chất lượng tài sản sẽ là điểm tựa để BID tăng trưởng mạnh về lợi nhuận trong những năm tiếp theo. Trong dài hạn, BID sẽ là một cổ phiếu với nhiều tiềm năng, khuyến nghị theo dõi với giá mục tiêu 51.200 đồng/cổ phiếu cho năm 2022. Các yếu tố cần lưu ý là: Rủi ro, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nợ tái cơ cấu có thể tăng cao; Biên lãi ròng NIM thu hẹp do chịu áp lực giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp và quá trình tăng vốn bị trì hoãn kéo dài.