>> Giải pháp ổn định giá xăng dầu cho năm 2023

Ngày 29/1/2023, giá dầu Brent giao dịch ở mức 79,6 USD/thùng, giảm 1,33 USD/thùng, tương đương mức giảm 1,4%; dầu WT giao dịch mức 86,6 USD/thùng, giảm 0,8 USD/thùng (0,9%). Tuy giảm trong phiên giao dịch cuối tuần song giá dầu thế giới trong 15 ngày gần đây có xu hướng tăng cao.

Bộ Công thương vừa gửi các bộ, ngành lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung Dự thảo Nghị định 95/2021 và Nghị định 83/2013 về kinh doanh xăng dầu - Ảnh minh họa: BCP

Giá xăng dầu dự báo sẽ tăng mạnh trong ngày 1/2/2023- Ảnh minh họa: BCP

Theo một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore từ 12 - 18/1/2023 có xu hướng tăng, bình quân giá xăng RON95 lên đến 99,12 USD/thùng, xăng RON92 là 97,55 USD/thùng, dầu diesel khoảng 116,38 USD/thùng. Do đó, ở kỳ điều chỉnh tới đây, giá bán lẻ xăng dầu trong nước có thể được điều chỉnh tăng mạnh. Mức tăng cụ thể còn tùy thuộc vào diễn biến giá dầu trước kỳ điều hành và việc điều hành quỹ bình ổn giá, nhưng dự báo tăng trong khoảng 1.000 - 2.000 đồng/lít với xăng và 800 - 1.500 đồng/lít với dầu diesel.

Trước đó, do kỳ điều hành giá ngày 21/1/2023 trùng vào ngày 30 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 nên giá xăng dầu trong nước được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo, tức vào ngày 1/2/2023.

Hiện, dữ liệu từ Bộ Công Thương chỉ cập nhật giá xăng, dầu thành phẩm trên thị trường Singapore đến ngày 16/1, tuy nhiên có thể thấy rõ xu hướng tăng giá mặt hàng này.

Cụ thể, dữ liệu cập nhật mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy trên thị trường Singapore tính đến 16/1/2023, giá xăng A92 là 97,3 USD/thùng, xăng A95 là 100,2 USD/thùng, dầu diesel 116,3 USD/thùng, cao hơn rất nhiều so với bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá gần nhất (xăng RON92 là 88,620 USD/thùng, xăng RON95 là 92,022 USD/thùng và 108,580 USD/thùng dầu diesel). 

Đến ngày 20/1/2023, giá xăng dầu thành phẩm tại thị trường Singapore tiếp tục tăng mạnh ở mức 108,41 USD/thùng với xăng RON 95; 104,52 USD/thùng với xăng RON 92. Do đó, giá xăng kỳ điều hành ngày 1/2 có thể tăng thêm 1.300-1.700 đồng/lít, dầu tăng thấp hơn khoảng 1.000-1.500 đồng/lít.

Trước đó, ở kỳ điều hành ngày 11/1, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định giữ nguyên giá với xăng E5 RON92 ở mức 21.352 đồng/lít; xăng A95 cũng giữ nguyên mức giá bán lẻ ở mức 22.154 đồng/lít.

Trong khi đó, các mặt hàng dầu được điều chỉnh giảm. Cụ thể, dầu diesel giảm 517 đồng/lít so với mức bán lẻ hiện hành ở mức 21.634 đồng/lít; dầu hỏa giảm 958 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành về mức 21.809 đồng/lít; dầu mazut giảm 374 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành về mức 13.366 đồng/kg.

Như vây, trong năm 2022, giá nhiên liệu đã trải qua 34 lần điều chỉnh giá; trong đó có 17 lần tăng, 16 lần giảm và một lần giữ nguyên. Hiện giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới có xu hướng tăng trong hơn 2 tuần qua, điều này được dự báo sẽ đẩy giá xăng dầu trong nước tăng lên vào kỳ điều hành giá ngày 1/2/2023.

để doanh nghiệp có thể tự định giá bán lẻ

Dự báo giá xăng dầu sẽ có nhiều biến động trong năm 2023 - Ảnh minh họa: Internet

>> Doanh nghiệp quan ngại quy định đại lý bán lẻ chỉ được lấy hàng từ một nguồn

>> Cần thiết áp dụng hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

>> Quản lý kinh doanh xăng dầu: Không thể chuyền mãi… “quả bóng” trách nhiệm

Cho ý kiến về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) phân tích, giá xăng dầu trong nước phụ thuộc rất lớn vào giá dầu thế giới vì nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế. Trong khi đó, ngành năng lượng thế giới đang có nhiều biến động do chịu tác động từ nhiều yếu tố như các lệnh cấm vận và chính sách áp giá trần của phương Tây đối với dầu và khí đốt của Nga, nguồn cung dầu thiếu hụt, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ, xung đột Nga - Ukraine...

Dự báo giá dầu thế giới năm 2023, chuyên gia của Chứng khoán VnDirect cho rằng mặc dù bất ổn kinh tế vĩ mô gia tăng do USD mạnh hơn, chính sách chống COVID-19 của Trung Quốc và khủng hoảng Nga – Ukraine có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu dầu thô, nhưng giá dầu sẽ duy trì ở mức cao trong năm nay. Theo VnDirect, động lực đến từ lệnh cấm vận của EU sẽ khiến sản lượng dầu thô của Nga giảm trong 2023 và OPEC+ phát đi tín hiệu rằng nhóm sẽ luôn sẵn sàng can thiệp để hỗ trợ giá dầu.

Dù cho việc dự đoán giá dầu năm 2023 không dễ do có quá nhiều yếu tố chi phối nhưng đa số chuyên gia kinh tế cho rằng điểm chung là thị trường xăng dầu sẽ diễn biến khó lường. Nhà điều hành cần có kịch bản khác nhau để ứng phó.

Trong bối cảnh giá xăng dầu được dự báo tiếp tục diễn biến khó lường, để ổn định giá, theo các chuyên gia, ngoài điều chỉnh chính sách thuế, phí... cần quản lý chặt chẽ hệ thống phân phối xăng dầu, không để tình trạng thao túng, găm hàng, trục lợi. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng xây dựng nguồn dự trữ quốc gia đủ lớn để có thể bình ổn thị trường khi gặp biến động mạnh.

Thông tin với báo chí, TS. Vũ Đình Ánh - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài Chính) cho rằng, điểm mấu chốt trong việc ổn định thị trường xăng dầu là phải tạo được một thị trường cạnh tranh đúng nghĩa. Hiện nay gần như thiếu hoàn toàn việc cạnh tranh giữa các cây xăng bán lẻ hay còn gọi là hệ thống cuối cùng. Điều này khiến cho các đại lý bán lẻ kêu ca về câu chuyện chiết khấu bởi không có lựa chọn nào khác. Nguyên nhân do các đại lý, cửa hàng bán lẻ không thể chuyển từ doanh nghiệp đầu mối này sang doanh nghiệp đầu mối khác.

Từ đó, TS. Vũ Đình Ánh đề nghị cơ quan quản lý phải thiết lập lại thị trường xăng dầu, kể cả khâu bán buôn, đảm bảo tính cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu mối và đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống bán lẻ xăng dầu khi có biến động từ phía doanh nghiệp đầu mối. Bên cạnh đó, phải có một cơ chế giá phù hợp, gắn với đó là việc điều hành bình ổn giá thông qua các biện pháp như cắt giảm các khoản thu ngân sách hay thuế, phí… một cách chủ động và linh hoạt thì mới tạo ra sự đồng bộ về quản lý, điều hành.

Còn theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, để ổn định thị trường xăng dầu, cơ quan điều hành phải kiểm tra lại toàn bộ nguồn cung sản xuất, nhập khẩu cung ứng cho nền kinh tế; nắm chắc số liệu từ các doanh nghiệp đầu mối, tránh báo cáo số liệu một đằng, thực tế một nẻo, từ đó cân đối để đảm bảo nguồn cung. Chú ý nguồn cung từng địa bàn, từng địa phương khác nhau... và phải có kho dữ liệu để đồng bộ quản lý, điều hành…