Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương về các giải pháp, nhiệm vụ cho 4 nội dung lớn ứng phó tổng thể, toàn diện với những tác động từ dịch COVID-19, 91 đề xuất của các địa phương đã được đưa ra cho mục tiêu vực dậy nền kinh tế sau dịch COVID-19.

2000 Đại biểu tại các điểm cầu trên toàn quốc đã cùng Chính phủ thảo luận, đề xuât các gói hỗ trợ và giải pháp.

2000 Đại biểu tại các điểm cầu trên toàn quốc đã cùng Chính phủ thảo luận về các gói hỗ trợ và đề xuất giải pháp khôi phục kinh tế.

4 đề xuất giải pháp từ Quảng Ninh

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng khẳng định, tỉnh sẽ nỗ lực giải ngân 100% vốn đầu tư công ngay trong quý II, chậm nhất là trong quý III.

Để làm được điều này, ông Thắng đề xuất Thủ tướng cho phép nâng hạn mức chỉ định thầu và cho phép tỉnh khởi công một số công trình động lực nhưng chưa có trong kế hoạch sử dụng đất năm 2020.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh cũng đề xuất cho phép sử dụng vốn ngân sách của tỉnh để tham gia vào một số dự án PPP, hoặc chuyển đổi từ PPP sang đầu tư công như một số dự án trọng điểm mà Chính phủ đã chỉ đạo thời gian qua, giúp tỉnh đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

Ông Thắng kiến nghị Thủ tướng và các bộ, ngành sớm phê duyệt Khu kinh tế ven biển Quảng Yên để thu hút đầu tư. Ông Thắng cho biết, nếu dự án này được thông qua, 5 khu công nghiệp lớn nằm trong đó sẽ thu hút được các nhà đầu tư lớn, bởi hiện đã có nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm song còn lo ngại về vấn đề chính sách, thể chế.

Cuối cùng, ông Thắng đề cập đến đề xuất tháo gỡ khó khăn cho Tập đoàn Texhong. Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh cho biết, đây là nhà đầu tư chiến lược của tỉnh, đã đầu tư 15 dự án với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD, tạo trên 11.000 công ăn việc làm và đang xin đầu tư 1 dự án trên 500 triệu USD.

Doanh nghiệp này hiện đang gặp khó khăn về việc còn khoảng gần 70 chuyên gia chưa được cấp visa vào Việt Nam để chỉ đạo các dự án trên địa bàn tỉnh. Một số dây chuyền ko đủ chuyên gia vận hành nên đang vận hành cầm chừng, thậm chí có dây chuyền đang không vận hành.

Đề xuất áp dụng cơ chế giống như đã áp dụng cho Samsung, LG, ông Thắng đưa ra phương án để cho các chuyên gia nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái. "Quảng Ninh cam kết thực hiện nghiêm túc việc cách ly để đảm bảo an toàn và giúp doanh nghiệp đẩy nhanh hoạt động", ông Thắng nhấn mạnh.

Cần có chiến lược hỗ trợ riêng với hàng không, sản xuất ô tô

Trong khi đó, Bí thư Thành ủy TP. Hải Phòng Lê Văn Thành đề nghị cần thực hiện quyết liệt hơn nữa Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nếu đến ngày 15/4 vẫn còn lác đác các ca dương tính thì có thể xem xét kéo dài thời gian giãn cách xã hội.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng đề xuất:

Bí thư Thành ủy Hải Phòng đề xuất: "Cần có chiến lược hỗ trợ riêng đối với các hãng hàng không, các doanh nghiệp sản xuất như ô tô".

Bên cạnh đó, Bí thư Thành ủy Hải Phòng đề xuất: "Cần có chiến lược hỗ trợ riêng đối với các hãng hàng không, các doanh nghiệp sản xuất như ô tô - là những ngành có sự liên quan trong chuỗi cung ứng toàn cầu và chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh".

Bí thư Hải Phòng khẳng định, Thành phố sẽ tập trung vào các nhóm giải pháp mà Chính phủ chỉ đạo sau Hội nghị này. Thực tế, đến thời điểm này, Hải Phòng đã bước đầu kiểm soát tốt dịch bệnh COVID – 19, hiện TP chưa có ca nhiễm, đã thực hiện tập trung cách ly, không để lây lan. 

Mặc dù dịch bệnh đã tác động, ảnh hưởng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhưng tình hình kinh tế – xã hội thành phố quý I/2020 vẫn cơ bản duy trì ổn định và phát triển. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 14,9%.

Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 22,77%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 7,16%; thu nội địa tăng 11,8%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước 30.663 tỷ đồng, tăng 2,74%.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh COVID-19 cũng đã tác động, ảnh hưởng đến nhiều ngành, lĩnh vực, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giảm 3,6%, khách du lịch giảm 14,94%, sản lượng hàng hóa qua cảng giảm 5,3%; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm 15,3%…