>> Luật Đất đai sửa đổi - Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận đất đai

Đơn cử trường Ngôi sao Hà Nội, trong hệ thống của chúng tôi năm học 2022-2023 có 2.500 học sinh đăng ký mà chúng tôi chỉ có thể nhận khoảng 400 học sinh tại cơ sở 1. Cơ sở này hiện tại chúng tôi hiện có hơn 2.000 học sinh. Chúng tôi thực sự cần mở rộng các cơ sở để có thể đáp ứng được nhu cầu rất lớn trong hệ thống của mình. 

Bà TRẦN PHƯƠNG HOA - Giám đốc chiến lược của Tập đoàn Giáo dục EQuest

5 "rào cản" khiến nhà đầu tư "nản"

EQuest đang đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu Định hướng giáo dục Việt Nam đến năm 2030 của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chúng tôi gặp phải rất nhiều khó khăn:

Thứ nhất, việc đầu tiên chúng tôi cần làm là cần tìm những mảnh đất giáo dục để xây trường, nhưng các thông tin quy hoạch dường như không được công khai. Để tiếp cận được một khu đất phù hợp, EQuest thậm chí phải nhờ tới những "lời giới thiệu" từ các nguồn thông tin chưa chính thống.

Thứ hai, nếu may mắn qua được "gian truân" tìm địa điểm thì chi phí nhận chuyển nhượng đất giáo dục quá cao và không phù hợp với những nhà đầu tư thuần giáo dục. Nhiều lô đất giáo dục được giao theo chủ trương xã hội hóa gần như miễn phí ban đầu, tuy nhiên nhiều chủ đầu tư được giao đất không triển khai đầu tư xây dựng, để hoang và chờ giá lên. Hiện tại, giá đất giáo dục lên tới 8-10 triệu/m2, thậm chí hơn, dẫn tới mảnh đất giáo dục có giá trị hàng trăm tỷ đồng, trở thành rào cản cho nhà đầu tư thuần về giáo dục.

Thứ ba, suất đầu tư xây dựng cũng đang rất cao, với chi phí lên tới 8-10 triệu/m2 sàn xây dựng, chưa kể đến chi phí cho nội thất và thiết bị dạy học. Thêm vào đó, các yêu cầu về tiêu chuẩn m2 đất/học sinh, số lượng học sinh/lớp, diện tích lớp học và số lượng học sinh/trường... khiến việc đầu tư xây dựng lên tới hơn trăm tỷ. Có nghĩa là để có 1 cơ sở vật chất, các đơn vị đầu tư giáo giục phải đầu tư từ 200-300 tỷ đồng.

trường Ngôi sao Hà Nội, trong hệ thống của chúng tôi năm học 2022-2023 có 2.500 học sinh đăng ký mà chúng tôi chỉ có thể nhận khoảng 400 học sinh tại cơ sở 1.

Trường Ngôi sao Hà Nội năm học 2022-2023 có 2.500 học sinh đăng ký nhưng chỉ khoảng 400 học sinh tại cơ sở 1.

Thứ tư, nhiều mảnh đất giáo dục đã được quy hoạch từ rất lâu, theo mạng lưới cố định và chưa linh hoạt, hiện tại không còn phù hợp với nhu cầu thực tế về thị trường. Trong khi việc thay đổi quy hoạch tốn kém nguồn lực và thời gian.

Chúng tôi đã gặp phải nhiều trường hợp, theo quy hoạch trong khu vực chỉ còn trường mầm non, trong khi nhu cầu của thị trường lại là trường phổ thông liên cấp. Mầm non chỉ có khoảng 200-300 học sinh là nhiều, nhưng phải bỏ ra 200-300 tỷ đầu tư để xây dựng trường. Điều này cho thấy tuy đất thừa, nhu cầu thì lớn, nhưng ai có thể đầu tư vào trường học vì bài toán kinh tế không hiệu quả này?

Thứ năm, đấu giá đất để xây dựng các cơ sở giáo dục cũng gặp nhiều khó khăn và rủi ro, khiến cho việc tìm kiếm đất để xây dựng trường học trở thành một thách thức lớn đối với các nhà đầu tư giáo dục. Thậm chí, trong quá trình đấu giá, còn có rủi ro một số cá nhân hay tổ chức đẩy giá đất lên cao, gây khó khăn cho các tổ chức giáo dục thực sự cần đất để đáp ứng nhu cầu học tập của rất nhiều học sinh.

g

Việc tìm kiếm đất để xây dựng trường học trở thành một thách thức lớn đối với các nhà đầu tư giáo dục.

>> Luật Đất đai sửa đổi: Bổ sung quy định quản lý và sử dụng đất lấn biển

>> Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần làm rõ vai trò của từng cấp chính quyền

Mong một hành lang pháp lý đủ rộng

Trước những rào cản khiến cho các nhà đầu tư nản trong việc đầu tư giáo dục, là một trong những nhà đầu tư tư nhân, EQuest đề xuất Dự thảo Luật Đất đai cần có những quy định cụ thể về:

Tăng cường việc kiểm soát quản lý việc sử dụng đất đối với mục đích xây dựng cơ sở vật chất giáo dục. Đối với các dự án đất dành cho mục đích giáo dục chậm tiến độ, nên gia hạn cho Chủ đầu tư tiếp tục thực hiện thêm một thời gian cố định. Nếu chủ đầu tư không đủ năng lực và không cam kết thực hiện, cần cưỡng chế thu hồi, tổ chức đấu giá cho cá nhà đầu tư mới.

Dự thảo cũng cân nhắc khung giá riêng cho các dự án sử dụng đất để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục (bằng 1/15 đến 1/20 đất thổ cư). Chỉ như thế, việc đầu tư vào giáo dục mới hiệu quả.

Đặc biệt, ngoài những thay đổi về hành lang pháp lý, điều đầu tiên nên giảm bớt các thủ tục hành chính cho việc tiếp cận đất, xây dựng, đầu tư và vận hành trường học. Đơn cử, EQuest có 1 dự án đã được cấp chấp thuận chủ trương đầu tư, quy hoạch cho cao đẳng, chủ đầu tư cũ không có đủ nguồn lực để thực hiện, sau khi chúng tôi đầu tư vào, họ cũng không đủ kiên nhẫn đã rút ra. Mặc dù đáp ứng đủ năng lực về tài chính và kinh nghiệm vận hành (hiện tại chúng tôi phải đi thuê cơ sở vật chất, và cũng đã tuyển sinh hơn 1.000 sinh viên, cơ sở thuê cũng đã lấp đầy), chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong các thủ tục xin gia hạn để thực hiện dự án, và thậm chí là phải chạy vòng quanh, không biết tháo gỡ ở đâu. Trường hoạt động tốt, không có cơ sở/phải đi thuê, dự án được cấp mà không thực hiện được chính là "rào cản" khiến EQuest đang cần được hỗ trợ để vượt qua.. 

Rõ ràng, việc đầu tư vào giáo dục là cần thiết và quan trọng để đáp ứng nhu cầu học tập rất lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đầu tư hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực là việc cực kỳ gian khó, đầu tư nhiều thời gian và tâm huyết. Vì vậy, cần có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất giáo dục, xây dựng các chính sách ưu đãi và khuyến khích đối với đất đất giáo dục, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức giáo dục trong việc tiếp cận đất, xây dựng, đầu tư và vận hành trường học.