>>> Hải Phòng: Hợp tác phát triển du lịch

Từ đưa KHCN vào trồng trọt...

Theo lãnh đạo UBND TP Hải Phòng: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch là 1 trong 3 trục quan trọng của tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới. Nhiều chính sách ưu đãi của Chính phủ, các Bộ, ngành và thành phố được thông qua: Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thủy sản, kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập nhân dân thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025. Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 của HĐND thành phố và Quyết định số 2288/QĐ-UBND ngày 01/9/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thông qua Quy hoạch Khu, Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang được TP Hải Phòng triển khai tại nhiều địa phương

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang được TP Hải Phòng triển khai tại nhiều địa phương

Áp dụng công nghệ cao từ khâu cơ giới hóa hiệu quả cao hơn 15-20% so với truyền thống. Hiện nay, trong sản xuất lúa: khâu làm đất đã đạt 100% diện tích, giảm 20-30% lượng giống. Khâu cấy giảm 55% chi phí so với cấy thủ công. Khâu gặt đập liên hợp đạt 46,3% diện tích, giảm thất thoát sau thu hoạch 15-20% so với gặt thủ công; giảm trên 10% giá dịch vụ.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: TP Hải Phòng hiện có 10 mô hình đầu tư xây dựng nhà kính, nhà lưới, áp dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm… như Dự án của VinEco ở Tân Liên Vĩnh Bảo (43ha), Công ty TNHH Kỳ Duyên đầu tư dự án trồng trọt ứng dụng CNC 12,8 ha (thuê đất của dân tại xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo). Dự án trồng dưa Kim Hoàng hậu, dưa lê trong nhà lưới, 1 năm trồng được 4 vụ, kết quả chi phí đầu tư nhà lưới 45.000.000đ/sào, mật độ trồng như ngoài ruộng (600 cây/sào), cao gấp 20 lần so với sản xuất lúa. Dự án trồng hoa của Công ty Cổ phần Châu Giang ở Đông Sơn Thủy Nguyên… sản xuất hoa cao cấp như hoa lan, hoa lily, hoa đồng tiền…có giá trị cao gấp 30 – 40 lần so với trồng lúa.

...đến ứng dụng KHKT vào chăn nuôi gà lông màu

Theo thống kê sơ bộ của của các cơ quan chức năng, hiện trên địa bàn thành phố có 80-90% số hộ chăn nuôi gia cầm lựa chọn đối tượng nuôi là gà lông màu. Xu hướng này phát triển mạnh trong thời gian gần đây do chất lượng thịt ngon hơn gà công nghiệp. Phần lớn gà lông màu được nuôi nhốt trong chuồng kín, sử dụng thức ăn công nghiệp, được người tiêu dùng thích. Một số hộ ở các địa phương có vùng bãi ven sông hoặc vườn rộng có thể kết hợp nuôi thả vườn cùng với sử dụng thức ăn công nghiệp.

việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nuôi gà lông màu sẽ cho sản phẩm “sạch”, “an toàn”

việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nuôi gà lông màu sẽ cho sản phẩm “sạch”, “an toàn”

Để giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời sản phẩm dễ dàng được liên kết tiêu thụ, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, Chi cục Chăn nuôi Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) tích cực hỗ trợ, hướng dẫn người chăn nuôi ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gà lông màu như: áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, vi sinh, sử dụng hệ thống chuồng trại với quy mô hiện đại…

Chẳng hạn như, năm 2020, tại xã Quang Hưng (huyện An Lão), hộ ông Đào Văn Hoa, thôn Câu Thượng được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng hỗ trợ mô hình nuôi gà mía lai theo tiêu chuẩn VietGAP. Gia đình ông đầu tư chi phí hết 90 triệu đồng, tổng thu đạt 112 triệu đồng, lãi 22 triệu đồng. Trong khi đó, hộ sản xuất bà Phạm Thị Nải ở cùng thôn nuôi gà theo phương pháp truyền thống, chi phí mất 90 triệu đồng nhưng lãi chỉ đạt hơn 18 triệu đồng, đầu ra chủ yếu bán cho thương lái, còn gà của gia đình ông Hoa liên kết tiêu thụ với một số cửa hàng…

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi gà lông màu. Cụ thể, trong việc ứng dụng chăn nuôi gà lông màu theo hướng VietGAP các hộ tham gia dự án thực hiện đạt hơn 70% tiêu chí VietGAP, dịch bệnh giảm, tỷ lệ nuôi sống cao, chất lượng sản phẩm cao, hiệu quả kinh tế tăng. Các mô hình ứng dụng vi sinh hay hữu cơ… trong sản xuất đều cho hiệu quả kinh tế tăng từ 15%-17% so với nuôi truyền thống. Toàn bộ sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đều được tiêu thụ thông qua hợp đồng liên kết, giá bán ra cao hơn giá thị trường tại cùng thời điểm từ 500-1.000 đồng/kg. Sản phẩm dễ dàng tiêu thụ tại các công ty, siêu thị, nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học…

Mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng theo khảo sát của Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, số hộ ứng dụng khoa học công nghệ vào việc nuôi gà lông màu chưa nhiều, chủ yếu là các trang trại quy mô lớn. Đối với các hộ chăn nuôi gia trại và quy mô nhỏ, việc ứng dụng chỉ chiếm 3-5% tổng số hộ chăn nuôi, phần lớn là các mô hình thí điểm hoặc mô hình được hỗ trợ của các cơ quan chức năng.

Một số hộ ở xã An Tiến (An Lão) bước đầu ứng dụng quy trình VietGAP trong chăn nuôi

Một số hộ ở xã An Tiến (An Lão) bước đầu ứng dụng quy trình VietGAP trong chăn nuôi

Theo Trưởng Phòng Kỹ thuật nông nghiệp Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng Vũ Đức Hạnh, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nuôi gà lông màu sẽ cho sản phẩm “sạch”, “an toàn”, nhưng thực tế hiện nay sản phẩm này vẫn chưa có chỗ đứng vững trên thị trường.

Các sản phẩm chăn nuôi kém chất lượng vẫn có thể trà trộn với các sản phẩm an toàn trên thị trường, khiến người chăn nuôi cho rằng đầu tư theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ sẽ tốn công, tốn chi phí song thu nhập chưa hẳn cao hơn. Tâm lý người sản xuất còn ngại tiếp cận khoa học công nghệ do phải thực hiện nhiều quy trình theo quy định.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi đầu tư thêm kinh phí trong khi đó phần lớn hộ nuôi nguồn vốn đầu tư hạn chế. Một số hộ trông chờ vào việc được tham gia thực hiện các mô hình điểm sẽ được các cơ quan chức năng hỗ trợ một số kinh phí, nhưng thực tế hằng năm kinh phí nhà nước phân khai cho các cơ quan chức năng để thực hiện các mô hình này khá hạn hẹp….

Trong những năm tới, đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi của thành phố Hải Phòng xác định nuôi gà lông màu sẽ là hướng phát triển chăn nuôi gia cầm ổn định. Tuy nhiên, để hướng sản xuất này đạt hiệu quả kinh tế cao, cần thiết phải ứng dụng khoa học công nghệ. Hằng năm, thành phố nên có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan chức năng trong việc triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Các cơ quan chức năng cử cán bộ thường xuyên khảo sát, theo dõi, lựa chọn các mô hình hộ chăn nuôi thích hợp để thực hiện tốt các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ theo các dự án được cơ quan chức năng hỗ trợ.

Theo thống kê sơ bộ của của các cơ quan chức năng, hiện trên địa bàn thành phố có 80-90% số hộ chăn nuôi gia cầm lựa chọn đối tượng nuôi là gà lông màu.

Theo thống kê sơ bộ của của các cơ quan chức năng, hiện trên địa bàn thành phố có 80-90% số hộ chăn nuôi gia cầm lựa chọn đối tượng nuôi là gà lông màu.

Thời gian tới, chính quyền địa phương tích cực phối hợp cơ quan chức năng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ vận động người chăn nuôi mở rộng hướng nuôi này; tạo điều kiện về thủ tục đất đai, điều kiện xây dựng trang trại cho các hộ có nhu cầu mở rộng nuôi gà lông màu ứng dụng khoa học công nghệ. Về phía các hộ chăn nuôi cần mạnh dạn thay đổi thói quen sản xuất truyền thống, tích cực học hỏi kinh nghiệm để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất gà lông màu; chủ động phối hợp cơ quan chức năng, cán bộ thú y cơ sở trong việc triển khai các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ theo đúng hướng dẫn.