Vũ khí hạt nhân của Nga trong lễ diều binh ở Moscow.

Vũ khí hạt nhân của Nga trong lễ diều binh ở Moscow.

>> Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine?

Vào ngày 24/2/2022, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố phê chuẩn “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở miền Đông Ukraine và đưa ra những lời cảnh báo sẵn sàng đáp trả nếu bất kỳ quốc gia nào gửi quân đến chiến đấu trực tiếp với Nga ở chiến trường Ukraine. Theo các chuyên gia, thông điệp của Nga có nghĩa, nếu phương Tây can thiệp trực tiếp vào chiến sự Nga- Ukraine, thì Nga sẽ sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình.

Các chuyên gia cho rằng sẽ là một sai lầm nếu như bất kỳ quốc gia nào, bắt tay vào cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trong thời gian này, khi các loại công nghệ quân sự khác đang ngày càng phát triển rất tinh vi. Với những tiến bộ trong cảm biến công nghệ, các quốc gia có thể sớm theo dõi và đánh chặn tên lửa hạt nhân của đối phương, giúp loại bỏ vũ khí hạt nhân một cách dễ dàng hơn.

“Việc đẩy mạnh chế tạo thêm vũ khí hạt nhân sẽ chỉ làm xao lãng cuộc cách mạng công nghệ quân sự, khiến các quốc gia khó nắm vững những tiến bộ công nghệ để định hình chiến trường trong tương lai”, bà Rose Gottemoeller, Chuyên gia tại Trung tâm An ninh và Hợp tác quốc tế tại Đại học Stanford nhấn mạnh.

Trong nhiều thập kỷ qua, vũ khí hạt nhân chủ yếu được coi là công cụ răn đe. Những quả bom này có sức hủy diệt khủng khiếp và đem đến sự trả đũa không khoan nhượng đến nỗi đe dọa đến sự tồn vong của loài người.

Còn nhớ Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng phát biểu tại Praha vào tháng 4/2009, chừng nào vũ khí hạt nhân còn tồn tại, Mỹ sẽ phải duy trì một kho vũ khí hạt nhân an toàn, bảo mật và hiệu quả. Chương trình hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân của Mỹ đang được tiến hành và đang nhận được rất nhiều sự tài trợ. Việc thay thế các tàu ngầm, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và máy bay ném bom sẽ mất hơn một thập kỷ, nhưng quá trình này rất quan trọng để đảm bảo rằng Mỹ vẫn an toàn trước cuộc tấn công hạt nhân trong thời kỳ cạnh tranh toàn cầu đầy khốc liệt.

>> Chiến sự Nga - Ukraine và mối nguy vũ khí hạt nhân

Bà Rose Gottemoeller cho rằng, Mỹ phải đề phòng Trung Quốc. Trong vài năm qua, Bắc Kinh đã xây dựng các hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở sa mạc phía Tây và phía Bắc, đồng thời tích lũy số lượng đầu đạn hạt nhân của mình. Tuy nhiên, ngay cả khi nước này tăng gấp 5 lần kho dự trữ hạt nhân, như một số chuyên gia dự đoán, số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc vẫn sẽ thấp hơn nhiều so với số lượng trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ vào năm 2030. Ngoài ra, Mỹ cũng phải cảnh giác trước những gì Nga - một cường quốc hạt nhân có năng lực và kinh nghiệm quân sự cao với một sự hiếu chiến của lực lượng lãnh đạo - đang làm.

Trung Quốc cũng

Trung Quốc cũng đang sở hữu nhiều đầu đạn hạt nhân.

Đáng chú ý, Nga vừa quyết định tạm thời rút các cơ sở của nước này ra khỏi hoạt động thanh tra trong khuôn khổ Thoả thuận về Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí tấn công chiến lược (START) do đang có tình huống bất bình đẳng trong việc thực hiện. Điều này tiềm ẩn nguy cơ leo thang chạy đua vũ khí hạt nhân của Nga.

Theo bà Rose Gottemoeller, để đảm bảo an toàn trên mặt trận hiện đại hóa hạt nhân, Mỹ cần chuyển sự chú ý của mình sang cuộc cách mạng công nghệ. Bởi, Trung Quốc có tham vọng thống trị không gian công nghệ mới. Nước này có mục tiêu rõ ràng là đứng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo (AI) vào năm 2030, và đang dồn các nguồn lực đáng kể để đạt được mục tiêu đó.

“Nếu Mỹ không cẩn trọng, Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ trong lĩnh vực AI, dẫn đến lỗ hổng nguy hiểm về khả năng quân sự của Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có công nghệ sinh học, máy tính lượng tử và các lĩnh vực khác có thể giúp quốc gia này hiện đại hóa vũ khí chiến lược”, bà Rose Gottemoeller nhấn mạnh.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho rằng, loại trừ vũ khí hạt nhân là cách duy nhất để bảo đảm chúng sẽ không bao giờ được sử dụng. Trong bất cứ trường hợp nào, các nỗ lực trong thúc đẩy đồng thuận và hợp tác quốc tế sẽ luôn thực sự cần thiết, với hy vọng củng cố các hợp tác hiện có và thiết lập những khuôn khổ mới cho các vấn đề kiểm soát hạt nhân.