>>Du lịch Đắk Lắk hấp dẫn nhờ lễ hội cà phê

Năm nào cũng vậy, Tết Nguyên đán đi qua là những bông hoa sơn tra nở rộ khắp núi rừng Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La một màu trắng xóa. Nếu như ở Nhật Bản có hoa anh đào và Hàn Quốc có mùa lá đỏ thì ở Việt Nam, mùa hoa sơn tra như một bức tranh thu nhỏ đầy lãng mạn đẹp không kém.

Một sắc trắc tinh khôi của hoa sơn tra Nậm Nghiệp như bản tình ca mời gọi du khách

Một sắc trắc tinh khôi của hoa sơn tra Nậm Nghiệp như bản tình ca mời gọi du khách

Tôi đến Ngọc Chiến vào những ngày thật đặc biệt, khi những bông hoa sơn tra Nậm Nghiệp đang vào mùa nở rộ. Điều độc đáo của mỗi mùa hoa chính là hoa chỉ nở một mùa, hàng ngàn cây sơn tra nở đồng loạt trắng xóa khắp các sườn đồi, ngọn núi và bao phủ khắp các bản làng. Trước mắt tôi là một dải lụa trắng bạt ngàn và mênh mông đến mê hoặc.

Mùa hoa cũng là mùa đón khách du lịch đổ về rất đông. Trước kia, cây sơn tra mọc tự nhiên, nhưng giờ đã đem lại nguồn lợi lớn, trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với bản. Bởi thiên nhiêm ưu đãi khi nằm ở độ cao 2200m so với mực nước biển, bản Nậm Nghiệp là nơi có khí hậu mát nhất của huyện Mường La. Nét độc đáo của một mùa hoa đã mang lại giá trị kinh tế lớn với 100 hộ đồng bào dân tộc Mông đen chung sống lâu đời với hàng ngàn cây sơn tra cổ thụ nơi này.

Nét độc đáo

Nét độc đáo của mỗi mùa hoa chính là hoa chỉ nở một mùa và nở đồng loạt trên khắp cánh rừng

Người dân nơi đây bắt đầu làm du lịch với những homestay và kết hợp cho du khách trải nghiệm, tham quan các điểm du lịch địa phương như: Leo đỉnh Tả Chí Nhù với độ cao 2.979m, mùa này Tả Chì Nhù đang ngập sắc hồng của cánh rừng hoa đỗ quyên; tắm suối nước nóng Bản Lướt; thăm bản văn hóa du lịch cộng đồng và thưởng ngoạn cả cánh rừng sơn tra Nậm Nghiệp đẹp như bức tranh tiên cảnh.

Cách Nậm Nghiệp không xa chính là đỉnh Tả Chì Nhù với rừng hoa đỗ quyên nở rực rỡ khắp núi rừng Tây Bắc

Cách Nậm Nghiệp không xa là đỉnh Tả Chì Nhù với rừng hoa đỗ quyên nở rực rỡ khắp núi rừng Tây Bắc

Nậm Nghiệp một thung lũng mà sau này rất có thể sẽ trở thành trung tâm nghỉ dưỡng và du lịch leo núi lớn nhất Tây Bắc. Ở đây có đến hơn 10 mỏ nước khoáng nóng tự nhiên với nhiệt độ lên tới 70 độ. Nếu bắt đầu từ Hà Nội, đi Nghĩa Lộ, qua Trạm Tấu tắm khoáng nóng, rồi quay xe đi Tú Lệ, lên đèo Khau Phạ bay dù lượn ngắm cảnh biển lúa, xa hơn nữa có thể đi tiếp Mù Cang Chải ngắm những nương ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới ở La Pán Tẩn, Chế Cu Nha… Mỗi khoảng cách các điểm du lịch này chỉ cách nhau từ 20 đến 60km có thể đi xe máy hoặc ô tô tự lái để thưởng ngoạn cảnh sắc mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi này.

Hoa sơn tra nở rộ ôm chặt lấy bản làng Nậm Nghiệp

Từ bao đời nay người dân nơi đây sã sinh sống với hàng ngàn cây hoa sơn tra

Du khách đến đây chắc hẳn cũng sẽ như tôi, được hòa mình vào câu chuyện cổ tích của cây đôi tình yêu và thả hồn bên những khung cảnh nên thơ trữ tình mới cảm thấy chặng đường gần 80 km từ thành phố Sơn La, vượt đỉnh Sam Síp cao gần 2.000m để đến với Ngọc Chiến quả là xứng đáng.

“Ai về Nậm nghiệp cùng ta/Ngắm Sơn tra trắng, đường xa hóa gần”. Như một điều tuyệt vời của tạo hóa, bản Nậm Nghiệp nằm gọn trên một đỉnh núi cao nhưng đầy sự hấp dẫn khách du lịch không chỉ bởi yếu tố tự nhiên độc đáo, mà mỗi người dân nơi này đều ý thức làm du lịch cộng đồng, cùng chung tay xây dựng bản làng văn minh, sạch, đẹp để đón du khách. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã lựa chọn Nậm Nghiệp là nơi để khởi nghiệp, kinh doanh du lịch.

>>Ngọa Vân chiều sương khói

Chia sẻ về việc lựa chọn xây dựng một quán café trên đỉnh núi Nậm Nghiệp, anh Nguyễn Cao Cường - Founder & CEO The Lover Hill Café Nậm Nghiệp cho biết: Ở đồng bằng hay thành phố việc thi công, mua sắm trang trí,… để làm một quán nhỏ thật dễ dàng, đơn giản và chi phí thấp hơn nhiều so với trên núi. Nhưng tại sao chúng tôi vẫn lựa chọn khó khăn này? Đơn giản là vì thiên nhiên của Việt Nam còn rất nhiều nơi đẹp cần khai phá, cần phát triển. Có phát triển thì người dân mới được thay đổi, mới có ăn có mặc, mới thêm hiểu biết, mới bớt khổ, đất nước mới thay đổi,…”

CEO Nguyễn Cao Cường cùng nhiều người vì yêu mảnh đất này mà đến

CEO Nguyễn Cao Cường đã cùng nhiều người vì yêu mảnh đất này mà đến và tạo nên một Nậm Nghiệp đầy hạnh phúc

Anh Nguyễn Cao Cường cho biết thêm: “Chúng tôi không quản ngại mấy trăm km, rồi leo núi chỉ mong góp công sức đưa được vẻ đẹp của vùng núi có thiên nhiên ban tặng, một vẻ đẹp còn đang bị ngủ quên tới nhiều người được biết. Mong muốn hướng dẫn trẻ con, người lớn những cách trồng cây, giữ rừng, giữ cảnh quan, giữ môi trường sạch đẹp, học cách vẽ, tô màu trên gỗ trang trí, cách làm nhà gần gũi thiên nhiên nhất,…”

Khi đến nơi này, tôi nhận thấy rất rõ những cô bé, những cậu bé rất thích thú khi được tô gỗ, tô bàn,… Và người tiếp quản, quản lý quán, phục vụ quán chính người dân đang sống trên núi là anh Kháng Duy Cháng phụ trách. Anh được học cách pha đồ uống, cách làm một loại nước uống vào mùa quả táo mèo,… Và những người như anh Duy sẽ có việc làm, và rồi những đứa trẻ của nơi này sẽ học hỏi thêm được nhiều điều cho cuộc sống được tốt hơn,…

Cô giáo Mỹ thuật Đào Ngọc Hiên đã dành cho những trẻ em nơi này một tình yêu với nghệ thuật

Cô giáo Mỹ thuật Đào Ngọc Liên đã tạo cho những trẻ em nơi này một tình yêu với nghệ thuật

Ở đó còn có cô Đào Ngọc Liên, một cô giáo dạy Mỹ thuật ở Hà Nội, cô cũng chọn lên đây để dạy trẻ con ở bản bôi màu lên những cánh cửa hay những chiếc ghế, tỷ mỷ hoàn thiện từng đường nét cùng các bạn nhỏ. Và ở đó còn có những đồng bào Mông và cả những con người vì yêu mảnh đất này mà đến. Tất cả họ đã tạo nên một Nậm Nghiệp hạnh phúc và đầy tương lai cho du lịch của nơi này.

“Đó là điều chúng tôi mong muốn đem lại, không phải bằng cách mang tiền đi cho họ... Chúng tôi muốn họ thấy được giá trị tại sao chúng tôi rời thành phố, chúng tôi không khổ, chúng tôi ở nơi sung sướng nhàn hạ nhưng lại tới đây, để cùng làm chân tay như họ” – Anh Nguyễn Cao Cường chia sẻ.

Và hơn hết, những vị khách đã đặt chân đến nơi này được khuyến khích mang theo một cuốn sách để tặng vào tủ sách của quán, để người dân, những du khách tới quán và trẻ con có thể đọc sách.

Ai một lần đến Nậm Nghiệp cũng đều không nỡ quay về!