Vị trí Kaliningrad ở trung tâm châu Âu

Kaliningrad nằm ở trung tâm châu Âu, bên bờ biển Baltic (Ảnh: Google Maps)

>> Cuộc chiến Ukraine "hé lộ" tham vọng lớn của Putin! 

Những ngày qua, cái tên Kaliningrad nổi lên trở thành tâm điểm đáng chú ý - đại diện cho cuộc khủng hoảng ngoại giao mới ở châu Âu, giữa Nga và Lithuana Litva - một quốc gia nhỏ bé cả gan thách thức cơn giận đang cao trào của Tổng thống Putin.

Trước thế chiến II, Kaliningrad là thành phố thuộc nước Đức. Khi đế chế Hitler bị tiêu diệt, Liên Xô có quyền quyết định vùng lãnh thổ này căn cứ theo kết quả của Hội nghị Potsdam.

Biến cố chính trị năm 1991 khiến Kaliningrad bị tách khỏi lãnh thổ nước Nga, bị kẹt giữa Ba Lan và Litva, hai thành viên NATO. Đường bộ đến thành phố 1 triệu dân này phải đi qua một trong hai nước nói trên.

Trong khi Putin phải căng mình chống đỡ hơn 8.000 lệnh trừng phạt từ phương Tây thì Litva bất ngờ tuyên bố phong tỏa đường bộ và đường sắt đến vùng đất rộng 16.500km2, đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp nối dài tầm ảnh hưởng quân sự, kinh tế Nga về phía Bắc.

Kể từ khi lên nắm quyền, ông Putin giành sự quan tâm đặc biệt với Kaliningrad, cửa ngõ trực tiếp quan trọng giúp Nga tiếp cận vùng biển Baltic. Tuy Kaliningrad không lớn nhưng có ý nghĩa địa chính trị quan trọng trong việc ngăn chặn NATO.

Một trong những quân bài “thép” là hạm đội Baltic có tuổi đời hơn 300 năm xây dựng, phát triển và chinh chiến, răn đe các quốc gia phía Bắc luôn ấp ủ tư tưởng bất tuân quyền lực Kremlin.

Trong những năm Chiến tranh Lạnh, các tàu của hạm đội bảo vệ bờ biển Baltic của Liên Xô thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu ở Biển Bắc và Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Ngày nay, hạm đội Baltic là một trong những địa điểm được trang bị tên lửa Iskhander mang đầu đạn hạt nhân.

Tất nhiên, Nga tỏ thái độ nổi giận lôi đình khi Litva tung đòn “thọc gậy bánh xe”. Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolay Patrushev nói “Nga sẽ đáp trả các hành động thù địch. Các biện pháp thực hiện đang được nghiên cứu và thông qua sớm nhất”.

Trong khi đó, người phát ngôn của Uỷ ban châu Âu Eric Mamer lại cho rằng, Litva chỉ đơn thuần thực hiện một trong hàng loạt biện pháp cấm vận của khối chứ không phải áp đặt phong tỏa kinh tế.

Kaliningrad là cửa ngỏ xuất khẩu quan trọng của Nga (Ảnh: Reuters)

Kaliningrad là cửa ngỏ xuất khẩu quan trọng của Nga (Ảnh: Reuters)

Tuy vậy, do tọa lạc ở trung tâm châu Âu, Kaliningrad có thể dễ dàng vận chuyển hàng hóa của Nga đến bất cứ khu vực nào của châu lục. Các mặt hàng bị ngăn chặn gồm dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ, than đá, kim loại, vật liệu xây dựng, công nghệ tiên tiến, đồ thủy tinh, một số loại thực phẩm và phân bón, rượu.

Rõ ràng, động thái của Litva cho thấy những nỗ lực tột cùng của châu Âu, Mỹ và NATO trong việc tìm mọi cách có thể để gây sức ép với ông Putin. “Điểm nóng” căng thẳng mới này khiến tình hình đại cục thêm trầm trọng.

Mặc dù Litva đã chấm dứt hoàn toàn phụ thuộc năng lượng Nga, song ông Putin vẫn có thể sử dụng sức mạnh của hạm đội Baltic để trả đũa bằng cách bao vây, đe dọa thương mại đường biển giữa Litva với thế giới.

Vấn đề được quan tâm nhất lúc này là căng thẳng Nga - Lithuana có châm ngòi xung đột quân sự mới? Về lý thuyết, khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là trong tình thế khó kêu gọi đàm phán như hiện nay.

Cơn

Vấn đề bất ổn ở Kaliningrad đang khiến ông Putin "đau đầu".

Nếu Kremlin không đủ bình tĩnh kiểm soát các họng súng đã lên đạn ở Baltic, xâm phạm lãnh thổ Lithuana thì lực lượng NATO xem đây là lý do chính đáng để đáp trả - phù hợp với cam kết phòng thủ tập thể theo điều 5 Hiệp ước giữa các thành viên NATO.

Phải chăng đây là cái bẫy mà Mỹ giăng ra chăng? Kaliningrad và Lithuana chỉ là cái cớ để phương Tây lôi kéo Nga vào mặt trận mới phức tạp không kém chiến sự Nga- Ukraine. Bất kỳ lực lượng nào ở Baltic có ý định khai hỏa đều sẽ vượt quá khả năng vũ khí theo quy ước của Nga!

Diễn biến này một lần nữa cho thấy, phương Tây vẫn giữ nguyên cách tiếp cận cứng rắn với Nga, thông điệp kêu gọi hòa đàm ngày càng ít đi, các “mồi lửa” bùng nổ xung đột thi thoảng được nhóm lên ở đâu đó.