>> Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển trong thời kỳ đổi mới

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã thổi bùng lên khát vọng dân tộc, đặt nền tảng quan trọng cho khát vọng 100 năm từ một nước đói nghèo nô lệ, Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển, thu nhập cao, người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặt nền tảng quan trọng cho khát vọng 100 năm đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển, thu nhập cao, người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc

Đại hội lần thứ I của Đảng cộng sản Đông Dương (nay là ĐCS Việt Nam) năm 1935 đã chỉ ra tình trạng bất bình đẳng xã hội sâu sắc ở nước ta trong những thập kỷ đầu thế kỷ 20. Nền kinh tế thuộc địa rơi vào đình đốn, sưu cao, thuế nặng, thất nghiệp gia tăng… đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động, đặc biệt là công nhân và nông dân, lực lượng chiếm đa số trong cơ cấu dân số thời kỳ đó. Chính bối cảnh bất công xã hội gia tăng cả về quy mô và mức độ đã trở thành mảnh đất màu mỡ nhanh chóng đón nhận những hạt giống tư tưởng về công bằng xã hội của chủ nghĩa Marx – Lê Nin.

Từ giữa thế kỷ 19, K. Marx đã chỉ ra công bằng xã hội là một giấc mơ xa xỉ trong các xã hội tư bản chủ nghĩa. Sự vận hành của hệ thống kinh tế - chính trị tư bản tất yếu sẽ thúc đẩy và khắc sâu thêm tình trạng bất bình đẳng và bất công xã hội. Bởi thế, K. Marx đã giành cả cuộc đời mình để đấu tranh cho sự bình đẳng về thụ hưởng thành quả phát triển, ngày nay được hiểu là công bằng xã hội.

Tiếp nhận tinh thần của chủ nghĩa Marx – Lê Nin, “Chánh cương vắn tắt” được thông qua tại hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, diễn ra từ ngày 6/1/1930 đến tuần đầu tháng 2 năm 1930, đã xác định: thực hiện ““tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Bên cạnh các mục tiêu giành lại độc lập cho dân tộc, các quyền tự do và bình đẳng cho nhân dân, chủ trương cách mạng của Đảng hướng đến công bằng xã hội thể hiện rõ nhất thông qua khẩu hiệu “ruộng đất cho dân nghèo”. Các mục tiêu công bằng xã hội đều đậm tính nhân bản, có sức lay động mạnh mẽ, cho nên thu hút được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

Sau khi lãnh đạo thành công sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đánh dấu tiến trình đổi mới nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi nguy cơ khủng hoảng toàn diện và hướng tới thịnh vượng. Nghị quyết Đại hội VI khẳng định “Thực hiện công bằng xã hội phù hợp với điều kiện thực tế”. Đại hội X chủ trương thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách, và trong suốt quá trình phát triển. Cho đến nay, “tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội” đã trở thành một nguyên tắc nhất quán trong tiến trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Người dân cả nước kỳ vọng vào sự đột phá về thể chế, đưa đất nước phát triển vững mạnh hơn trong nhiệm kỳ III này.

Người dân cả nước tin tưởng vào sự đột phá về nhân sự, về thể chế, đưa đất nước phát triển vững mạnh hơn trong nhiệm kỳ Đại hội XIII này.

>> Lựa chọn người đại biểu của Nhân dân quan trọng như nhân sự Đại hội Đảng

>> Đại hội Đảng XIII và nền tảng khát vọng 100 năm

>> ĐẠI HỘI ĐẢNG XIII: Đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới!

Đến đầu thế kỷ 21, công bằng xã hội vẫn là một khát vọng của nhân loại. Giáo sư Joseph E. Stiglitz, người đạt giải Nobel Kinh tế năm 2001, hiện đang giảng dạy tại Đại học Columbia (Mỹ) đã chỉ ra tình trạng gia tăng bất bình đẳng trên quy mô toàn cầu cũng như tại nước Mỹ sẽ khiến cho các hệ thống kinh tế - xã hội luôn đối diện nguy cơ bất ổn, giảm động lực học tập và sáng tạo, xói mòn ý thức cộng đồng và niềm tin vào công bằng xã hội, tạo ra rào cản vươn lên trong và liên thế hệ, giảm niềm tin của người dân vào chính phủ. Những yếu tố chủ yếu thúc đẩy tình trạng bất bình đẳng, theo Stiglitz, bắt nguồn từ đặc trưng thể chế kinh tế - chính trị tư bản chủ nghĩa: các thị trường không hiệu quả và không ổn định; do hệ thống chính trị đã không sửa được các thất bại của thị trường; và do các hệ thống kinh tế và chính trị cơ bản là không bình đẳng.

Trung thành với những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Marx – Lê Nin, và tư tưởng Hồ Chí Minh, ĐCS Việt Nam kiên định lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa, trong đó bảo đảm công bằng xã hội trở thành một đặc trưng then chốt nhất, một trong những giá trị nền tảng của chế độ xã hội như Đại hội Đảng XIII đã đề ra: “Dân giàu - Nước mạnh - Dân chủ - Văn minh - Công bằng - Bình đẳng - Đoàn kết xã hội”. Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, TBT Nguyễn Phú Trọng đã phân tích rõ hơn mô hình xã hội mà chúng ta đang hướng tới: đó là xã hội với  “các giá trị tiến bộ, nhân văn, “dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm”.

Dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, chúng ta hướng đến sự phát triển “thực sự vì con người”, không chấp nhận sự “bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người”. Mỗi cá nhân có “cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển”. Để tiến đến được một xã hội tốt đẹp như thế, thực hiện công bằng xã hội là yêu cầu tất yếu.

Nhìn lại lịch sử 93 năm hình thành và phát triển của ĐCS Việt Nam thì có thể nói, kiên định và đồng hành cùng nhân dân trong khát vọng về công bằng xã hội không chỉ giúp Đảng giữ vững bản chất cùng sứ mệnh chính trị được xác định từ những ngày đầu thành lập, duy trì và củng cố được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, mà còn khẳng định được vị thế cùng vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng ở nước ta, cả ở hiện tại và tương lai.