>>>Thêm nhà cung cấp Apple "nhắm" tới Việt Nam

Sản xuất MacBook tại Việt Nam

“Gã khổng lồ” công nghệ của Mỹ đang chuyển dây chuyền sản xuất MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam với sự hỗ trợ của nhà cung cấp hàng đầu, Foxconn. Công ty đang tiến tới kế hoạch chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc để sản xuất nhiều loại sản phẩm của mình, bao gồm iPhone, AirPods, HomePod và MacBook. Điều này cho thấy, Apple đang tìm cách sản xuất các sản phẩm của mình ở nhiều quốc gia để giảm khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng.

MacBook tại Việt Nam dự kiến sẽ bắt đầu sớm nhất là vào tháng 5 năm 2023.

MacBook sẽ được sản xuất tại Việt Nam dự kiến sớm nhất là vào tháng 5 năm 2023.

Theo nhận định của Tạp chí Forbes, việc sản xuất MacBook tại Việt Nam dự kiến sẽ bắt đầu sớm nhất là vào tháng 5 năm 2023. Trong khi Apple đã bắt đầu sản xuất iPhone tại Ấn Độ và có kế hoạch tăng gấp ba sản lượng trong hai năm tới. Khi các dây chuyền lắp ráp bắt đầu hoạt động tại Việt Nam, Apple sẽ có cơ sở sản xuất thứ hai cho các sản phẩm chủ lực của mình.

Trên thực tế, Apple ban đầu đã thử nghiệm việc sản xuất Apple Watch tại Việt Nam vào đầu năm nay, trước khi quyết định chuyển cả việc sản xuất MacBook của mình sang đó. Ngoài hai sản phẩm này, Apple cũng sẽ bắt đầu sản xuất HomePods tại nhà máy Việt Nam.

Có thể nói, sự thay đổi này là đỉnh cao của kế hoạch kéo dài hai năm nhằm chuyển việc sản xuất các sản phẩm của Apple từ Trung Quốc sang các quốc gia khác.

Theo các chuyên gia phân tích, có nhiều lý do để Apple chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng trong đó lý do quan trọng nhất là đại dịch COVID-19. Trong một thời gian dài, Apple đã dựa vào Trung Quốc làm nơi sản xuất các sản phẩm của mình, nhưng đại dịch COVID-19 đã khiến các nhà máy phải đóng cửa và ảnh hưởng đến nguồn cung các sản phẩm của Apple.

Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng với việc lao động tại Trung Quốc đang ngày càng trở nên đắt đỏ hơn và lực lượng lao động nói chung đang già đi. Tất cả những điều này đã kết hợp lại để tạo ra các vấn đề cho Apple.

>>>Apple “tái định cư” ở Việt Nam hay Ấn Độ?

>>>Apple đã sẵn sàng rời Trung Quốc và cơ hội nào cho Việt Nam?

Lợi ích của sản xuất tại Việt Nam

Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến cho các doanh nghiệp phương Tây tìm kiếm các sản xuất chi phí thấp. Với lực lượng lao động trẻ, ổn định, có trình độ học vấn cao và đông đảo, khiến Việt Nam trở thành một lựa chọn thay thế hấp dẫn cho ngành sản xuất ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang rất hoan nghênh các công ty nước ngoài tìm cách sản xuất các sản phẩm dựa trên công nghệ.

Việc chuyển sản xuất sang Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích cho Apple.

Việc chuyển sản xuất sang Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích cho Apple.

Mặc dù có một thực tế rằng, sẽ rất khó để Việt Nam thay thế hoàn toàn Trung Quốc để trở thành một cường quốc sản xuất, nhưng Việt Nam có thể đưa các cơ sở sản xuất của mình đi vào hoạt động với tốc độ nhanh chóng. Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, việc đưa nguyên vật liệu, linh kiện từ Trung Quốc về nhà máy tại Việt Nam cũng dễ dàng do hai nước gần nhau. 

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nếu một nhà máy ở Trung Quốc bị đóng cửa, thì nhà máy ở Việt Nam sẽ dư thừa để sản xuất. Apple có thể yên tâm rằng sản lượng của các dòng sản phẩm của họ có thể tiếp tục và sự gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ ở mức tối thiểu.

Về quản trị, Việt Nam đang mở cửa với thế giới, khuyến khích đầu tư từ các quốc gia khác và có tính hợp tác cao khi làm việc với các tập đoàn phương Tây. Ngoài ra, Việt Nam không có các vấn đề của chính phủ như hiện đang diễn ra ở Trung Quốc và có khả năng ổn định về chính trị trong tương lai gần.

Cuối cùng, việc chuyển sản xuất sang nước khác là một quyết định đầy thách thức đối với bất kỳ công ty nào. Nhưng trong trường hợp của Apple, việc chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc là rất có ý nghĩa. Họ không chỉ giảm nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng mà còn có thể tăng tỷ suất lợi nhuận bởi chi phí lao động thấp hơn ở Việt Nam. Mặc dù, ban đầu có thể có những vấn đề ngắn hạn khi nhà máy mới bắt đầu chạy hết công suất, nhưng lợi ích lâu dài vượt xa những vấn đề này.