>>Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Chuyển đổi số để chiến thắng dịch bệnh

Ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhấn mạnh tại hội thảo “Đồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa thích ứng và phục hồi trong tình hình mới”, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), thông qua Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME), ngày 8/12.

Ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Ảnh: Nguyễn Việt

Nêu câu hỏi, trong bối cảnh COVID-19 hiện nay và tương lai cũng sẽ có những cuộc khủng hoảng tác động bất lợi như vậy thì doanh nghiệp sẽ phải phản ứng ra sao?  Và ông Hùng cho rằng, doanh nghiệp sẽ phải thích ứng linh hoạt để tìm ra đường đi cho riêng mình. Đơn cử, thời gian qua do đứt gãy chuỗi cung ứng thì doanh nghiệp đã quay lại thị trường trong nước để tìm bạn hàng.

Đơn hàng bị đứt gãy thì phải “xoay sở” sang hướng khác, như dệt may chuyển hướng sản xuất khẩu trang và các thiết bị bảo vệ y tế. “Đây chính là sự linh hoạt của các doanh nghiệp Việt Nam giữa đại dịch COVID-19”, ông Hùng nói.

Chuyển đổi số là đường đi tất yếu

Còn về phía các cơ quan quản lý nhà nước thì sao? Theo ông Hùng, các cơ quan quản lý cũng phải linh hoạt, nhanh nhạy hơn, lắng nghe doanh nghiệp để đề xuất những chính sách phù hợp.

Như vậy, cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước đều đã sẵn sàng đối mặt với những khó khăn trong tương lai. Và ông Hùng mong muốn cộng đồng doanh nghiệp cùng phát huy tinh thần đó và tạo nên văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam.

Vẫn theo ông Hùng, thời gian qua chúng ta nói nhiều đến câu chuyện chuyển đổi số trong các lĩnh vực. Tuy nhiên, đối với từng doanh nghiệp cũng không còn có nghi ngờ gì và phải khẳng định đó chính là con đường đi tất yếu. Chúng ta không thể “chần chừ” chờ thí điểm ở một vài doanh nghiệp.

Chúng ta hoàn toàn tự tin khi đã có lý luận, giải pháp và tư vấn để triển khai chuyển đổi số. Do đó, ông Hùng cổ vũ cộng đồng doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư chuyển đổi đố và coi đó là đầu tư cho tương lai để tăng cường năng lực cho chính doanh nghiệp mình.

Đối với chuyển đổi số, ông Hùng cho biết, hiện nay Cục Phát triển doanh nghiệp đang dự thảo và ngay trong tháng 12/2021 sẽ công bố báo cáo thường niên về quá trình chuyển đổi số trong năm 2021. Chủ đề chính của việc này sẽ tập trung vào nhận diện những rào cản và thách thức của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số là gì.

Cuối cùng, theo ông Hùng, đó là cộng đồng doanh nghiệp phải dần tiếp cận với sự minh bạch, ở đây là sự minh bạch mọi thứ mà không chỉ riêng trong tài chính. Doanh nghiệp cần thay đổi quan niệm không chỉ tham gia ở sân chơi trong nước, mà phải vươn ra nước ngoài với đối tác bạn hàng, ngân hàng, tổ chức hỗ trợ quốc tế.

“Như vậy, muốn chơi được với nhau thì phải minh bạch, nếu không minh bạch thì rất khó bắt tay với các đối tác nước ngoài. Và kể cả với cơ quan quản lý nhà nước cũng như vậy, chính sách cũng phải minh bạch, rõ ràng”, ông Hùng nhấn mạnh.

Đứng trước bối cảnh kinh tế quốc tế nhiều biến động như hiện nay, thì cơ hội nào cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam? Theo bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), Ủy viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, có 3 cơ hội lớn cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.

Thứ nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu sang các thị trường rộng lớn, như Hoa Kỳ và châu Âu do điều chỉnh lại chuỗi cung ứng bị tác động bởi đại dịch COVID-19.

Thứ hai, thu hút FDI ở những giá trị công nghệ cao vào ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt là FDI trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.

Thứ ba, gia tăng vị thế của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong chuỗi cung ứng toàn cầu, và vị thế của ngành chế biến, chế tạo Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Đây là 3 cơ hội đang trong “tầm tay” của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam cần nắm bắt để tận dụng”, bà Hương khẳng định.

>>Chuyển đổi số bất động sản cần dữ liệu

5 thách thức với ngành công nghiệp điện tử

Tuy nhiên, theo bà Hương, đi kèm cơ hội bao giờ cũng có những thách thức. Trong đó có 5 thách thức quan trọng đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.

bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), Ủy viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Việt

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), Ủy viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Việt

Một là, do thay đổi thói quen về hành vi tiêu dùng thì buộc các chính sách của Chính phủ cần được điều chỉnh phù hợp và kịp thời để thích ứng và hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử đảm bảo thu hút được FDI vào những ngành công nghiệp cao và có tính lan tỏa, tạo chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp Việt Nam, những công nghệ được tiếp nhận vào Việt Nam đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.

Hai là, nguy cơ tụt hậu do theo kịp sự thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành công nghiệp điện tử. Thực tế, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có một đặc thù rất đặc biệt. Đối với thế giới thì đây là ngành công nghiệp tập trung vốn và công nghệ.

Nhưng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có đặc thù rất đặc biệt, đó là vừa tập trung vốn, vừa tập trung công nghệ, và cũng vừa tập trung lao động. Tại sao như vậy? Bởi vì ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển thấp, khởi đầu, dựa trên lực lượng lao động dồi dào và giá giá rẻ.

Lợi thế của ngành điện tử công nghiệp Việt Nam là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và dễ đào tạo. Tuy nhiên, đây không phải là lợi thế bền vững. Đây là thách thức rất lớn, cũng như việc phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 buộc phải dựa trên đổi mới, sáng tạo. Cho nên, việc sử dụng lợi thế so sánh về nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của Việt Nam sẽ không mang tính bền vững, và vẫn là nguy cơ cao.

Ba là, thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề đủ năng lực để tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các dòng đầu tư FDI khác. Đây cũng là nguy cơ nếu Việt Nam không có một chính sách thu hút đầu tư đúng đắn, thì nguy cơ tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ thấp, nguy cơ rủi ro về sả thải tại Việt Nam cũng rất cao.

Bốn là, thách thức an ninh phi truyền thống. Việc khai thác tài nguyên không bền vững, phá hủy môi trường đang thách thức những mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Gần đây nhất, Chính phủ cũng đã cho ban hành luật bảo vệ môi trường. Trong đó có một nghị định hướng dẫn về luật bảo vệ môi trường đang gây rất nhiều tranh cãi giữa các hiệp hội khi thực thi.

Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc, các hiệp hội, đặc biệt là Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam rất ủng hộ luật bảo vệ môi trường này. Vì luật sẽ đảm bảo tính bền vững, đảm bảo sự đầu tư của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài ở Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm mở rộng đến cùng của nhà sản xuất.

Năm là, thách thức thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu và linh kiện do thiếu hụt chất bán dẫn cũng đang là thách thức tòan cầu.