>> Các định hướng vì một nền kinh tế biển bền vững

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam khẳng định tại Hội nghị quốc tế về "Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu" được tổ chức tại TP Hà Nội từ ngày 12 đến 13-5 do Chính phủ Việt Nam đăng cai tổ chức với sự hỗ trợ của Chính phủ Na Uy và chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP). 

Đại dương đang đứng trước những nguy cơ rất nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hoạt động khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển và các rủi ro khác. Thực tế nhiều năm qua cho thấy những nguy cơ này diễn biến ngày càng nhanh và khó lường.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu tại hội nghị

Phó thủ tướng Lê Văn Thành

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, nếu chúng ta không hành động kiên quyết và mạnh mẽ kịp thời để bảo vệ đại dương tốt hơn, nhiều vùng đảo và vùng ven biển cùng các hệ sinh thái tự nhiên trên hành tinh sẽ biến mất vào năm 2100 do mực nước biển dâng. Đây là thách thức vô cùng lớn đối với nhiều quốc gia, dân tộc.

"Vì vậy, phát triển kinh tế đại dương bền vững, hạn chế và thích ứng với biến đổi khí hậu là mệnh lệnh của tất cả chúng ta, thể hiện mối quan tâm chung của nhân loại và chỉ có thể đạt được trên cơ sở hợp tác, đoàn kết toàn cầu, tôn trọng chủ quyền và lợi ích của mỗi quốc gia, phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

>> Xây dựng đội tàu vận tải biển Quốc gia: Đội tàu biển xứng với tiềm năng kinh tế biển

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị các quốc gia quan tâm cùng chung tay hành động vì nhân loại cũng như sự sống trên trái đất. Cần thiết lập hệ thống toàn cầu nhằm giám sát, chia sẻ dữ liệu, cung cấp cơ sở khoa học về rác thải nhựa đại dương từ phạm vi quốc gia, khu vực và toàn thế giới; khắc phục những thách thức trong nỗ lực giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa đại dương ở quy mô toàn cầu trong giai đoạn tới...

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Phạm Thu Hằng

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Phạm Thu Hằng

Phát biểu tại lễ công bố báo cáo "Kinh tế biển xanh - Hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển" trong khuôn khổ Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết báo cáo là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về phát triển kinh tế biển sử dụng khái niệm kinh tế biển xanh.

Báo cáo đưa ra các kịch bản phát triển kinh tế biển cho Việt Nam gồm 6 lĩnh vực kinh tế biển chủ chốt: Ngư nghiệp, năng lượng tái tạo, dầu khí, du lịch, giao thông vận tải, môi trường và hệ sinh thái. Kết quả nghiên cứu góp phần tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

"Đây cũng là cơ hội để Việt Nam mở rộng hợp tác quốc tế với nhiều cơ quan, tổ chức nghiên cứu quốc tế, cũng như chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm về phát triển kinh tế biển xanh". - bà Phạm Thu Hằng khẳng định.

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, cho biết nếu kịch bản xanh lam được áp dụng, ước GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng hơn kịch bản thông thường 296.000 tỉ đồng (12,9 tỉ USD) vào năm 2025 và 538.000 tỉ đồng (23,5 tỉ USD) vào năm 2030. Tuy nhiên, để đạt được mức độ tăng trưởng nói trên, bà Caitlin Wiesen khuyến nghị Việt Nam phải tập trung vào việc đẩy nhanh quy hoạch không gian biển và các chính sách cần thiết để khai thác tiềm năng to lớn của ngành kinh tế biển.

Đồng quan điểm, TS Jeremy Hills, Trưởng nhóm nghiên cứu quốc tế báo cáo "Kinh tế biển xanh - Hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển" cũng đưa ra các khuyến nghị dựa trên các ngành để Việt Nam có thể phát triển kinh tế biển bền vững, đạt được quỹ đạo kịch bản xanh. Về du lịch, cần có sự thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng khách quốc tế 8%-10%/năm và khách nội địa 5%-6%/năm đến năm 2030, đạt 1,6 triệu giường khách du lịch với tỉ lệ lấp đầy 65% vào năm 2030, đồng thời đưa các tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm cả nước biển dâng, vào quy hoạch du lịch.