Bước vào quý cuối năm 2022, triển vọng của kinh tế thế giới đang xấu đi vì bất ổn địa chính trị, lạm phát ở mức cao

Bước vào quý cuối năm 2022, triển vọng của kinh tế thế giới đang xấu đi vì bất ổn địa chính trị, lạm phát ở mức cao

>> Bất ổn kinh tế thế giới (Kỳ II): kinh tế sẽ suy giảm mạnh

OECD dự báo kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ chỉ tăng trưởng 2,2%, giảm so với mức 2,8% được đưa ra trong dự báo hồi tháng 6/2022. Dự báo GDP năm nay vẫn giữ nguyên ở mức 3%.

Kịch bản định sẵn

Bức tranh kinh tế châu Á năm 2022 không mấy sáng sủa, tăng trưởng ước tính chỉ đạt 4,3% so với mức 5,2% được đưa ra hồi đầu năm nay. Nguyên nhân chủ yếu do kinh tế Trung Quốc suy giảm sâu hơn. Chiến lược zero- COVID của Trung Quốc đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho lĩnh vực du lịch, dịch vụ; sản xuất và xuất khẩu bị đe dọa do nhu cầu tiêu dùng suy yếu.

Trong khi đó, FED và nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn liên tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, bất chấp kinh tế suy thoái. Điều này không chỉ làm cho tình trạng suy thoái kinh tế thêm trầm trọng, mà còn gây thêm áp lực lạm phát cho các quốc gia khác.

Đặc biệt, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn tồn tại dai dẳng, thậm chí nghiêm trọng hơn sau khi bùng nổ chiến sự Nga- Ukraine. Tình trạng này gần như đã làm suy sụp nhiều ngành, như công nghiệp bán dẫn, lương thực, năng lượng,…

Ngoài ra, chiến sự Nga- Ukraine và biến đổi khí hậu ở châu Âu, Trung Quốc đã phá hỏng hoàn toàn nỗ lực nối lại mạch máu kinh tế toàn cầu, trên “mầm bệnh” sẵn có. Điển hình như giá dầu thô và khí đốt, giá lương thực lập đỉnh trong thời gian dài.
“Chúng ta phải chấp nhận vết thương suy thoái để đẩy lùi lạm phát, chứ không còn cách nào khác”, Chủ tịch FED, ông Jerome Powell.

Chiến lược zero- COVID của Trung Quốc đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho lĩnh vực du lịch, dịch vụ; sản xuất và xuất khẩu bị đe dọa do nhu cầu tiêu dùng suy yếu.

Chiến lược zero- COVID của Trung Quốc đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho lĩnh vực du lịch, dịch vụ; sản xuất và xuất khẩu bị đe dọa do nhu cầu tiêu dùng suy yếu.

>> Bất ổn kinh tế thế giới (Kỳ I): Rào cản đà phục hồi kinh tế

Nỗ lực “be bờ” của Việt Nam

Trong bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm bao phủ bởi nguy cơ suy thoái, lạm phát, gián đoạn chuỗi cung ứng, kinh tế Việt Nam nổi lên như điểm sáng. Dù nhiều tổ chức quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam sẽ còn tăng trưởng tích cực, trong đó ADB dự báo GDP Việt Nam đạt 6,5% năm 2022 và 6,7% năm 2023, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam vẫn cần kịch bản ứng phó rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.

Cũng như tất cả các cuộc khủng hoảng trong lịch sử, dấu hiệu đầu tiên là suy giảm tiêu dùng ở các thị trường lớn như châu Âu, Bắc Mỹ... Điều này tác động trực tiếp đến các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu như Việt Nam, nhất là trong bối cảnh giao dịch thương mại song phương Việt Nam - EU, Việt Nam - Mỹ tăng trưởng mạnh trong vài năm gần đây.

Người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng nên hàng hóa Việt Nam phải rẻ hơn để tăng tính cạnh tranh. Bài toán cơ bản đầu tiên với doanh nghiệp là tối giản chi phí đầu vào; chính phủ có chính sách hỗ trợ khéo léo để tránh rơi vào bảo hộ.

Việt Nam có nên điều chỉnh tỷ giá hối đoái vào lúc này? Phá giá VND tuy có thể tạo ra trợ lực cho hoạt động xuất khẩu, nhưng nếu cân đối thiệt hơn với vấn đề áp lực thanh toán nợ công và lạm phát thì hạ giá đồng nội tệ là lợi bất cập hại.